" Trò bịp mặt trăng" là tên thường gọi của loạt sáu bài viết công bố việc phát hiện ra sự sống trên mặt trăng, được đăng trên tờ New York Sun và làm chấn động Âu - Mỹ năm 1835.Loạt bài này được giới thiệu là in lại từ Tạp chí Khoa học Edinburgh. “Tác giả” được đề là Tiến sĩ Andrew Grant, đồng nghiệp của Sir John Herschel, một nhà thiên văn học nổi tiếng thời đó.Herschel đã tới Capetown (Nam Phi), vào tháng 01/1834, để xây dựng một đài quan sát với kính viễn vọng khá mạnh. Tận dụng điều này, một bức tranh sống động về mặt trăng nhìn từ kính viễn vọng đã được vẽ ra.Grant kể rằng Herschel đã tìm thấy bằng chứng về các dạng sự sống trên mặt trăng. Cụ thể, đó là những động vật kỳ ảo như kỳ lân, hải ly có hai chân và lông, người có cánh giống như dơi.Các bài báo của Grant cũng viết về địa hình mặt trăng, với các miệng hố lớn, các tinh thể thạch anh tím khổng lồ, những dòng sông ào ạt và thảm thực vật tươi tốt.Kể từ ngày bài báo Trò bịp mặt trăng đầu tiên được phát hành, doanh số của tòa soạn báo lá cải New York Sun (mới thành lập trước đó hai năm) lập tức tăng vọt.Trên thực tế, tạp chí Khoa học Edinburgh đã ngừng xuất bản từ nhiều năm trước đó và Grant chỉ là một nhân vật hư cấu. Người viết bài có lẽ là một phóng viên tên Richard Adams Locke.Đây là loạt bài mang tính chất châm biếm lồng ghép những kiến thức khoa học nghiêm túc. Tuy nhiên, độc giả đã hoàn toàn bị cuốn hút và không thể nhận ra nó chỉ là chuyện đùa.Sau đó một thời gian, Tạp chí Sun thừa nhận loạt bài về sự sống trên mặt trăng chỉ là hư cấu. Nhìn chung, độc giả tỏ ra thích thú và không ai phê phán tờ báo vì trò bịp vô hại của mình.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
" Trò bịp mặt trăng" là tên thường gọi của loạt sáu bài viết công bố việc phát hiện ra sự sống trên mặt trăng, được đăng trên tờ New York Sun và làm chấn động Âu - Mỹ năm 1835.
Loạt bài này được giới thiệu là in lại từ Tạp chí Khoa học Edinburgh. “Tác giả” được đề là Tiến sĩ Andrew Grant, đồng nghiệp của Sir John Herschel, một nhà thiên văn học nổi tiếng thời đó.
Herschel đã tới Capetown (Nam Phi), vào tháng 01/1834, để xây dựng một đài quan sát với kính viễn vọng khá mạnh. Tận dụng điều này, một bức tranh sống động về mặt trăng nhìn từ kính viễn vọng đã được vẽ ra.
Grant kể rằng Herschel đã tìm thấy bằng chứng về các dạng sự sống trên mặt trăng. Cụ thể, đó là những động vật kỳ ảo như kỳ lân, hải ly có hai chân và lông, người có cánh giống như dơi.
Các bài báo của Grant cũng viết về địa hình mặt trăng, với các miệng hố lớn, các tinh thể thạch anh tím khổng lồ, những dòng sông ào ạt và thảm thực vật tươi tốt.
Kể từ ngày bài báo Trò bịp mặt trăng đầu tiên được phát hành, doanh số của tòa soạn báo lá cải New York Sun (mới thành lập trước đó hai năm) lập tức tăng vọt.
Trên thực tế, tạp chí Khoa học Edinburgh đã ngừng xuất bản từ nhiều năm trước đó và Grant chỉ là một nhân vật hư cấu. Người viết bài có lẽ là một phóng viên tên Richard Adams Locke.
Đây là loạt bài mang tính chất châm biếm lồng ghép những kiến thức khoa học nghiêm túc. Tuy nhiên, độc giả đã hoàn toàn bị cuốn hút và không thể nhận ra nó chỉ là chuyện đùa.
Sau đó một thời gian, Tạp chí Sun thừa nhận loạt bài về sự sống trên mặt trăng chỉ là hư cấu. Nhìn chung, độc giả tỏ ra thích thú và không ai phê phán tờ báo vì trò bịp vô hại của mình.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.