Năm 1995, một người nông dân họ Hồ ở Mỗ thôn, Thương Khâu, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đang cuốc đất vô tình đụng trúng một "cây cải thảo". Sau đó, ông tiếp tục đào thì lại tìm thấy thêm "một củ cải". Lão Hồ nhủ thầm: "Chúng chẳng phải đều là rau củ bán đầy chợ sao? Thế nào mà lại chôn dưới đất thế này?"
Cả hai thứ này thực chất chỉ là những bức tượng được tạc theo hình cây cải thảo và củ cải, không rõ vì sao chúng lại được chôn dưới đất. Lão Hồ hết sức ngạc nhiên và tò mò nên quyết định đem chúng về nhà. Ông còn nâng niu đặt chúng lên bàn trà để làm vật trang trí cho phòng khách của gia đình.
Trong lúc đào đất, lão nông vô tình tìm thấy "một cây cải thảo". (Ảnh: Sohu)
Hai năm sau, bảo tàng Hà Nam thực hiện một cuộc khảo sát và thu thập các di tích văn hóa từ người dân để mở rộng cho bộ sưu tập của bảo tàng. Khi các chuyên gia đến ngôi làng mà lão Hồ sinh sống, ông đã đem "cây cải thảo" và "củ cải" của mình đến nhờ họ xem xét.
Các chuyên gia đều vô cùng sửng sốt khi trông thấy 2 thứ này, họ đều nhận định rằng đây là di tích văn hóa rất quý hiếm. Họ đã thương lượng vào trao cho lão Hồ 800 NDT (hơn 2,7 triệu đồng) để đem chúng về bảo tàng. Đồng thời, lão Hồ cũng được vinh danh công lao tìm thấy bảo vật thất truyền.
Bức tượng củ cải cũng được đánh giá là tác phẩm quý giá tương tự. Thoạt nhìn, nó trông giống hệt củ cải. Tượng cây củ cải này dài khoảng 27 cm, từ màu sắc, những sợi râu trên thân, thậm chí cả đất chưa rửa sạch, những đốm đen trên lá đều được thể hiện một cách xuất sắc. Trên phần đầu của cây củ cải cũng khắc một con châu chấu tương tự như tượng cây cải thảo.
Ngoài ra, lão nông còn tìm thấy một "cây củ cải" được chôn dưới lòng đất. (Ảnh: Sohu)
Điểm đặc biệt của 2 bức tượng này làcôn trùngvà rau củ luôn xuất hiện cùng nhau. Dường như, những người thợ thủ công thời xưa luôn chọn cách kết hợp này để phản ánh sự khác nhau giữa động và tĩnh, khiến cho vẻ sinh động của chúng được làm nổi bật lên.
Theo nhận định của các chuyên gia, phần khó nhất và quan trọng nhất của nghệ thuật chạm khắc ngà voi là kỹ thuật tạo mầu. Do ngà voi vốn có màu trắng hoặc hơi ngả vàng nên rất khó để tô màu lên. Hơn nữa, khi tô màu lên các tác phẩm chạm khắc bằng ngà voi, nghệ nhân không thể tô một lần mà phải mô phỏng theo vật thật, tức là vẽ từng lớp một, tô điểm từng chi tiết nhỏ một cách thật cẩn thận.
Thông thường, màu sắc của những tác phẩm chạm khắc từ ngà voi sẽ bay màu sau 2 đến 3 năm, tuy nhiên, "cây cải thảo" và "củ cải" này dù đã hơn 300 năm trôi qua nhưng vẫn sống động như thật. Màu sắc của chúng vẫn như mới, độ bóng, độ sáng không hề bị phai nhạt. Đây cũng là một bí ẩn trong kỹ thuật chạm khắc ngà voi mà các chuyên gia vẫn chưa tìm được lời giải đáp.
Về lý do người xưa chạm khắc tượng hình rau củ và côn trùng, các nhà khảo cổ đã lý giải như sau, "củ cải" và "cải thảo" khi phát âm đều gần giống với từ "của cải" nên chúng thường được chọn để làm vật trang trí phong thủy. Ý nghĩa của các bức tượng cây cải thảo và củ cải đều mang lại sự may mắn, thịnh vượng về tài sản. Vì thế, người xưa thường dùng chúng để trang trí trong gia đình.
Các chuyên gia cũng cho biết, với trình độ điêu luyện của những người thợ thủ công thời xưa, họ hiện chưa thể định giá 2 di tích văn hóa này. Có thể nói, chúng là vô giá, vì tới thời điểm hiện tại, kỹ thuật nhuộm màu ngà voi của người xưa đã bị thất truyền, các nghệ nhân thời hiện đại vẫn chưa tìm phương pháp để có thể tạo ra các tác phẩm tương tự. Hiện, bức tượng "cây cải thảo" và "cây củ cải" tạc từ ngà voi này đang được trưng bày tại bảo tàng Hồ Nam.