Được đặt chân lên đó là mơ ước từ rất lâu đời của loài người, đến nỗi có rất nhiều chuyện cổ tích, giai thoại và truyện khoa học viễn tưởng liên quan đến việc du hành lên mặt trăng. Nhưng phải đợi đến thập niên 1960, khi khoa học đã phát triển đến mức có thể chế tạo được tên lửa đẩy và phi thuyền không gian, ước mơ đó mới thành hiện thực.Sau khi tàu Apollo 11 có cú hạ cánh lịch sử ngày 20/7/1969, lần đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng, phi hành gia Aldrin và Neil Armstrong đang chuẩn bị quay lại tàu chỉ huy từ Module Lunar thám hiểm Mặt Trăng thì họ phát hiện ra một công tắc đóng mở điện điều khiển việc khởi động tên lửa cất cánh đã bị hỏng.Không ai biết chắc vì sao chiếc công tắc này bị vỡ nhưng Aldrin thì hiểu rõ điều gì đã xảy ra sau khi ông và Armstrong quay trở lại Module Lunar sau 2 tiếng rưỡi đi bộ trên bề mặt Mặt Trăng.Không có nguồn điện, động cơ sẽ không thể khởi động, 2 phi hành gia này không thể đi đâu khác và Michael Collins điều khiển Module chỉ huy của Apollo sẽ phải quay về Trái Đất một mình mà không có Aldrin và Armstrong.Aldrin lập tức báo cáo sự cố này cho Collins đang ở Mô-đun Columbia bay vòng theo quỹ đạo phía trên mặt trăng và về Trung tâm Điều khiển Mặt đất ở Houston (Mỹ).Các khoa học gia ở Trung tâm bù đầu vắt óc nhưng không tìm ra được hướng giải quyết sự cố.May mắn là Aldrin nảy ra một sáng kiến tuyệt vời, ông dùng một cái bút dạ có vỏ bằng crôm dẫn điện gắn vào thay thế bộ chuyển mạch bị hỏng, với hy vọng là nó có thể nối được dòng điện cho hệ thống điều khiển động cơ.Đến giờ cất cánh ngày 21/7/1969, Aldrin bấm nút khởi động tên lửa và Eagle từ từ cất lên khỏi mặt trăng. Giải pháp chữa cháy của Aldrin đã mang lại hiệu quả không ngờ, cứu mạng hai người Trái đất đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng và cứ ngỡ đã phải gửi thây trên ấy.Nếu sự cố này không được khắc phục, phi hành gia Armstrong và Aldrin có thể đã bị mắc kẹt trên Mặt Trăng, một quan chức của NASA - ông William Barry cho biết.May mắn là chiếc bút đã trở thành “cứu tinh” cho 2 phi hành gia và khắc phục được sự cố “chết người” đó."Nếu không nhờ chiếc bút này, tôi chắc chắn Trung tâm Chỉ huy và phi hành đoàn sẽ khó có thể tìm những cách khác thay thế", ông Barry đánh giá, đồng thời khẳng định đây là một tình huống "vô cùng nghiêm trọng".Sau chuyến bay, cây bút dạ cứu mạng của Aldrin - cũng như cứu cả sự thành công của chuyến bay lịch sử - đã được lưu trữ tại bảo tàng của NASA.Sự cố này được NASA giữ kín trong nhiều năm để tránh dư luận công kích. NASA đã rút ra được bài học kinh nghiệm quý giá trong việc chuẩn bị các linh kiện dự phòng cho các chuyến bay Apollo lên Mặt trăng sau đó. Bởi, đôi khi một hỏng hóc kỹ thuật nhỏ nhặt đến không ngờ có thể gây nên một thảm họa lịch sử, cũng như làm cho biết bao công sức và tiền bạc của người Mỹ phải trôi sông đổ biển.>>>Xem thêm video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa (Nguồn: VTV24).
Được đặt chân lên đó là mơ ước từ rất lâu đời của loài người, đến nỗi có rất nhiều chuyện cổ tích, giai thoại và truyện khoa học viễn tưởng liên quan đến việc du hành lên mặt trăng. Nhưng phải đợi đến thập niên 1960, khi khoa học đã phát triển đến mức có thể chế tạo được tên lửa đẩy và phi thuyền không gian, ước mơ đó mới thành hiện thực.
Sau khi tàu Apollo 11 có cú hạ cánh lịch sử ngày 20/7/1969, lần đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng, phi hành gia Aldrin và Neil Armstrong đang chuẩn bị quay lại tàu chỉ huy từ Module Lunar thám hiểm Mặt Trăng thì họ phát hiện ra một công tắc đóng mở điện điều khiển việc khởi động tên lửa cất cánh đã bị hỏng.
Không ai biết chắc vì sao chiếc công tắc này bị vỡ nhưng Aldrin thì hiểu rõ điều gì đã xảy ra sau khi ông và Armstrong quay trở lại Module Lunar sau 2 tiếng rưỡi đi bộ trên bề mặt Mặt Trăng.
Không có nguồn điện, động cơ sẽ không thể khởi động, 2 phi hành gia này không thể đi đâu khác và Michael Collins điều khiển Module chỉ huy của Apollo sẽ phải quay về Trái Đất một mình mà không có Aldrin và Armstrong.
Aldrin lập tức báo cáo sự cố này cho Collins đang ở Mô-đun Columbia bay vòng theo quỹ đạo phía trên mặt trăng và về Trung tâm Điều khiển Mặt đất ở Houston (Mỹ).Các khoa học gia ở Trung tâm bù đầu vắt óc nhưng không tìm ra được hướng giải quyết sự cố.
May mắn là Aldrin nảy ra một sáng kiến tuyệt vời, ông dùng một cái bút dạ có vỏ bằng crôm dẫn điện gắn vào thay thế bộ chuyển mạch bị hỏng, với hy vọng là nó có thể nối được dòng điện cho hệ thống điều khiển động cơ.
Đến giờ cất cánh ngày 21/7/1969, Aldrin bấm nút khởi động tên lửa và Eagle từ từ cất lên khỏi mặt trăng. Giải pháp chữa cháy của Aldrin đã mang lại hiệu quả không ngờ, cứu mạng hai người Trái đất đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng và cứ ngỡ đã phải gửi thây trên ấy.
Nếu sự cố này không được khắc phục, phi hành gia Armstrong và Aldrin có thể đã bị mắc kẹt trên Mặt Trăng, một quan chức của NASA - ông William Barry cho biết.
May mắn là chiếc bút đã trở thành “cứu tinh” cho 2 phi hành gia và khắc phục được sự cố “chết người” đó.
"Nếu không nhờ chiếc bút này, tôi chắc chắn Trung tâm Chỉ huy và phi hành đoàn sẽ khó có thể tìm những cách khác thay thế", ông Barry đánh giá, đồng thời khẳng định đây là một tình huống "vô cùng nghiêm trọng".
Sau chuyến bay, cây bút dạ cứu mạng của Aldrin - cũng như cứu cả sự thành công của chuyến bay lịch sử - đã được lưu trữ tại bảo tàng của NASA.
Sự cố này được NASA giữ kín trong nhiều năm để tránh dư luận công kích. NASA đã rút ra được bài học kinh nghiệm quý giá trong việc chuẩn bị các linh kiện dự phòng cho các chuyến bay Apollo lên Mặt trăng sau đó. Bởi, đôi khi một hỏng hóc kỹ thuật nhỏ nhặt đến không ngờ có thể gây nên một thảm họa lịch sử, cũng như làm cho biết bao công sức và tiền bạc của người Mỹ phải trôi sông đổ biển.
>>>Xem thêm video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa (Nguồn: VTV24).