Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đến từ Đại học Antioquia ở Medelín (Columbia) cho rằng 88 tiểu hành tinh và vùng đá bụi quanh chúng, thứ đã tạo nên mưa sao băng Taurids, đều xuất phát từ một sao chổi cổ đại "quái vật". Sao chổi "quái vật" có kích thước lên tới 100 km, to hơn sao chổi thông thường hàng trăm lần và là một quả cầu băng giá. Nó được xác định là đã vỡ tan vào khoảng 20.000 năm trước và để lại vùng mảnh vỡ và tiểu hành tinh rộng lớn.Vì vậy, mỗi năm Trái Đất bay qua khu vực này một lần, tạo nên hiện tượng mưa sao băng.Các tiểu hành tinh lớn thuộc nhóm 88 tiểu hành tinh này đã được phát hiện vào năm 1980, từng bị nghi ngờ là mảnh vỡ của sao chổi Encke, thứ quay quanh Mặt Trời mỗi 3 năm 1 lần.Tuy nhiên người ta phát hiện chúng quá lớn so với Encke. Bên cạnh đó, trước đây các nhà khoa học cho rằng chính chiếc đuôi đá bụi của Encke tạo ra mưa sao băng Taurids.Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học thậm chí nghi ngờ chính Encke cũng là một phần của sao chổi cổ đại khổng lồ này, hoặc cũng vỡ ra từ một sao chổi lớn khác.Không những thế, những tiểu hành tinh sinh ra từ sao chổi "quái vật" này cũng được cho là thủ phạm gây ra nhiều cuộc tấn công vào Trái đất, làm xóa sổ vài nền văn hóa cổ đại.Thậm chí sao chổi cổ đại này còn bị nghi ngờ là thứ gây nên sự kiện biến đổi khí hậu Younger Dryas. Hay thiên thạch Chelyabinsk khiến 1.500 người bị thương vào năm 2013 cũng không ngoại lệ.Sự kiện tiểu hành tinh Tunguska phát nổ ở Nga năm 1908, phá hủy diện tích 1 triệu 200 dặm vuông, may mắn là xảy ra ở một khu vực không người, cũng được cho là xuất phát từ dòng sao băng Taurids.Vì vậy, các nhà khoa học đang rất nghiêm túc nghiên cứu về khả năng những mảnh vỡ từ sao chổi ''quái vật'' gây nguy hiểm cho Trái đất, từ đó lên kế hoạch phòng thủ cho những tình huống xấu nhất.Sao chổi là một thiên thể bay ngoài không gian, nó gần như một tiểu hành tinh, nhưng không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu là từ băng. Sở dĩ chúng có tên là sao chổi vì thường có hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to giống một chiếc chổi quét nhà.Các nhà khoa học đã mô tả nó giống như “một quả bóng tuyết bẩn” vì nó chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đến từ Đại học Antioquia ở Medelín (Columbia) cho rằng 88 tiểu hành tinh và vùng đá bụi quanh chúng, thứ đã tạo nên mưa sao băng Taurids, đều xuất phát từ một sao chổi cổ đại "quái vật".
Sao chổi "quái vật" có kích thước lên tới 100 km, to hơn sao chổi thông thường hàng trăm lần và là một quả cầu băng giá. Nó được xác định là đã vỡ tan vào khoảng 20.000 năm trước và để lại vùng mảnh vỡ và tiểu hành tinh rộng lớn.
Vì vậy, mỗi năm Trái Đất bay qua khu vực này một lần, tạo nên hiện tượng mưa sao băng.
Các tiểu hành tinh lớn thuộc nhóm 88 tiểu hành tinh này đã được phát hiện vào năm 1980, từng bị nghi ngờ là mảnh vỡ của sao chổi Encke, thứ quay quanh Mặt Trời mỗi 3 năm 1 lần.
Tuy nhiên người ta phát hiện chúng quá lớn so với Encke. Bên cạnh đó, trước đây các nhà khoa học cho rằng chính chiếc đuôi đá bụi của Encke tạo ra mưa sao băng Taurids.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học thậm chí nghi ngờ chính Encke cũng là một phần của sao chổi cổ đại khổng lồ này, hoặc cũng vỡ ra từ một sao chổi lớn khác.
Không những thế, những tiểu hành tinh sinh ra từ sao chổi "quái vật" này cũng được cho là thủ phạm gây ra nhiều cuộc tấn công vào Trái đất, làm xóa sổ vài nền văn hóa cổ đại.
Thậm chí sao chổi cổ đại này còn bị nghi ngờ là thứ gây nên sự kiện biến đổi khí hậu Younger Dryas. Hay thiên thạch Chelyabinsk khiến 1.500 người bị thương vào năm 2013 cũng không ngoại lệ.
Sự kiện tiểu hành tinh Tunguska phát nổ ở Nga năm 1908, phá hủy diện tích 1 triệu 200 dặm vuông, may mắn là xảy ra ở một khu vực không người, cũng được cho là xuất phát từ dòng sao băng Taurids.
Vì vậy, các nhà khoa học đang rất nghiêm túc nghiên cứu về khả năng những mảnh vỡ từ sao chổi ''quái vật'' gây nguy hiểm cho Trái đất, từ đó lên kế hoạch phòng thủ cho những tình huống xấu nhất.
Sao chổi là một thiên thể bay ngoài không gian, nó gần như một tiểu hành tinh, nhưng không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu là từ băng. Sở dĩ chúng có tên là sao chổi vì thường có hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to giống một chiếc chổi quét nhà.
Các nhà khoa học đã mô tả nó giống như “một quả bóng tuyết bẩn” vì nó chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.