Trong nghiên cứu đăng tải trên medRxiv (đang chờ phản biện), nhóm chuyên gia tại Nam Phi phát hiện một biến chủng nCoV mới khi phân tích làn sóng COVID-19 thứ 3 ở quốc gia này (xuất hiện từ cuối tháng 5/2021). Họ đánh giá biến chủng mới cần được quan tâm bởi đặc điểm trong trình tự gene của nó.Theo các chuyên gia, biến chủng nCoV mới được gán vào dòng PANGO C.1.2, gọi tắt tên là C.1.2, tiến hóa từ dòng C.1. Phát hiện này được xem là bất thường bởi lần cuối cùng dữ liệu theo dõi ghi nhận thông tin của dòng C.1 tại Nam Phi là vào cuối tháng 1/2021.“Đến nay, biến chủng C.1.2 đã được phát hiện ở phần lớn các tỉnh của Nam Phi và 7 quốc gia khác trải dài từ châu Phi, châu Âu, châu Á đến châu Đại Dương”, nhóm chuyên gia Nam Phi cho biết.Vào tháng 5 vừa qua, biến chủng C.1.2 được phát hiện lần đầu tiên ở các tỉnh Mpumalanga và Gauteng của Nam Phi. Ngay sau đó, biến chủng mới được phát hiện ở nhiều khu vực khác ở Nam Phi như tỉnh KwaZulu-Natal và Limpopo rồi lan sang Anh, Trung Quốc.Đến ngày 13/ 8, biến chủng C.1.2 được các chuyên gia phát hiện xuất hiện ở phần lớn các tỉnh tại Nam Phi và nhiều nước như New Zealand, Mauritius, Cộng hòa Dân chủ Congo, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ.Các chuyên gia cho hay C.1.2 đã tích lũy các đột biến bổ sung. Những đột biến này cũng có khả năng ảnh hưởng hiệu quả của kháng thể trung hòa. Thậm chí, họ còn phát hiện trình tự gene của C.1.2 rất gần với biến chủng Lambda (C.37) về nhiều mặt.Đặc biệt, C.1.2 chứa nhiều đột biến mới so với C.1 cũng như các biến chủng cần chú ý (VOIs) hay đáng quan ngại (VOCs) khác như Beta, Alpha, Delta… hiện lan rộng ở nhiều nước trên thế giới.Khoảng 52% đột biến trong C.1.2 đã từng xuất hiện ở các biến chủng VOIs và VOCs.Trước sự xuất hiện của biến chủng C.1.2, các chuyên gia đang tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá phản ứng miễn dịch với vắc xin trước biến chủng mới.Sau khi có kết quả, họ mới có thể quyết định xem có đưa ra nhiều cảnh báo chính thức khác về biến chủng C.1.2 với công chúng. Mời độc giả xem video: Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Nguồn: VTV4.
Trong nghiên cứu đăng tải trên medRxiv (đang chờ phản biện), nhóm chuyên gia tại Nam Phi phát hiện một biến chủng nCoV mới khi phân tích làn sóng COVID-19 thứ 3 ở quốc gia này (xuất hiện từ cuối tháng 5/2021). Họ đánh giá biến chủng mới cần được quan tâm bởi đặc điểm trong trình tự gene của nó.
Theo các chuyên gia, biến chủng nCoV mới được gán vào dòng PANGO C.1.2, gọi tắt tên là C.1.2, tiến hóa từ dòng C.1. Phát hiện này được xem là bất thường bởi lần cuối cùng dữ liệu theo dõi ghi nhận thông tin của dòng C.1 tại Nam Phi là vào cuối tháng 1/2021.
“Đến nay, biến chủng C.1.2 đã được phát hiện ở phần lớn các tỉnh của Nam Phi và 7 quốc gia khác trải dài từ châu Phi, châu Âu, châu Á đến châu Đại Dương”, nhóm chuyên gia Nam Phi cho biết.
Vào tháng 5 vừa qua, biến chủng C.1.2 được phát hiện lần đầu tiên ở các tỉnh Mpumalanga và Gauteng của Nam Phi. Ngay sau đó, biến chủng mới được phát hiện ở nhiều khu vực khác ở Nam Phi như tỉnh KwaZulu-Natal và Limpopo rồi lan sang Anh, Trung Quốc.
Đến ngày 13/ 8, biến chủng C.1.2 được các chuyên gia phát hiện xuất hiện ở phần lớn các tỉnh tại Nam Phi và nhiều nước như New Zealand, Mauritius, Cộng hòa Dân chủ Congo, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ.
Các chuyên gia cho hay C.1.2 đã tích lũy các đột biến bổ sung. Những đột biến này cũng có khả năng ảnh hưởng hiệu quả của kháng thể trung hòa. Thậm chí, họ còn phát hiện trình tự gene của C.1.2 rất gần với biến chủng Lambda (C.37) về nhiều mặt.
Đặc biệt, C.1.2 chứa nhiều đột biến mới so với C.1 cũng như các biến chủng cần chú ý (VOIs) hay đáng quan ngại (VOCs) khác như Beta, Alpha, Delta… hiện lan rộng ở nhiều nước trên thế giới.
Khoảng 52% đột biến trong C.1.2 đã từng xuất hiện ở các biến chủng VOIs và VOCs.
Trước sự xuất hiện của biến chủng C.1.2, các chuyên gia đang tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá phản ứng miễn dịch với vắc xin trước biến chủng mới.
Sau khi có kết quả, họ mới có thể quyết định xem có đưa ra nhiều cảnh báo chính thức khác về biến chủng C.1.2 với công chúng.
Mời độc giả xem video: Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Nguồn: VTV4.