Nhiệm vụ TOLIMAN được thực hiện dưới sự phối hợp của Đại học Sydney (Úc), Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA và Tổ chức Sáng kiến đột phá về hàng không vũ trụ của California (Mỹ).TOLIMAN là một kính viễn vọng giao thoa kế, có nhiệm vụ giám sát vùng không gian lân cận chúng ta. Toliman" cũng là tên tiếng Ả Rập của hệ 3 sao Alpha Centauri mà nhiệm vụ này hướng đến.Alpha Centauri chỉ cách chúng ta 40 nghìn tỷ ki-lô-mét hay 4,4 năm ánh sáng, và đó cũng chính là hệ sao nằm gần mặt trời của chúng ta nhất. Do vậy, đó cũng là sẽ là điểm dừng chân đầu tiên của chúng ta bên ngoài hệ mặt trời.Alpha Centauri còn có các tên khác như Rigil Kentaurus, Rigil Kent và Gliese 599 nằm trong chòm sao Bán Nhân Mã (Centaurus).Hệ 3 sao này gồm Alpha Centauri A, Alpha Centauri B, Alpha Centauri C. Trong đó Alpha Centauri A và B là một cặp sao đôi sáng kiểu K1 quay quanh một trọng tâm ảo khoảng 80 năm một lần, khoảng cách giữa chúng chỉ bằng 11 lần khoảng cách Trái Đất và Mặt Trời.Alpha Centauri C, một sao lùn đỏ mờ hơn với tên khác là Proxima Centauri, nằm xa 2 ngôi sao kia hơn nhưng lại nổi tiếng nhất.Vài năm trước, một hành tinh giống Trái Đất đã được tìm thấy quay quanh ngôi sao này, là một thế giới tiềm năng của sự sống và đã được các nhà thiên văn từ hàng chục quốc gia nghiên cứu, với nhiều công trình đã công bố trên các tạp chí khoa học khác nhau.Ngôi sao này và hành tinh của nó cách chúng ta chỉ 4,2 năm ánh sáng. Nhưng các nhà khoa học tin rằng quanh Alpha Centauri C và cả Alpha Centauri A, Alpha Centauri B có tiềm năm chứa đựng thêm nhiều hành tinh khác có khả năng sinh sống.Theo giáo sư Peter Tuthill từ Viện Thiên văn Sydney thuộc Đại học Sydney, một trong các thành viên chủ chốt của nhiệm vụ TOLIMAN cho biết những hành tinh lân cận này là những hành tinh mà chúng ta có triển vọng tốt nhất để tìm kiếm và phân tích khí quyển, hóa học bề mặt và thậm chí có thể là dấu vết của sinh quyển, tức những tín hiệu dự kiến của sự sống.Những hành tinh này cũng sẽ là những nơi đầu tiên mà nhanh loại sẽ tiếp cận bằng tàu thăm dò robot tốc độ cao trong tương lai.Alpha Centauri là một hệ sao có thể nhìn thấy từ bầu trời từ bán cầu Nam của Trái đất (cư dân ở bán cầu Bắc chỉ có thể nhìn thấy nó nếu họ ở vĩ độ không cao hơn 29 °).Một nghiên cứu mới về hệ sao Alpha Centauri cho thấy rằng ở đó không hề có các hành tinh lớn quay xung quanh hai ngôi sao chủ như các suy đoán trước đây, thay vì thế, nhiều khả năng các hành tinh nhỏ và giống như Trái Đất sẽ phổ biến hơn.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Nhiệm vụ TOLIMAN được thực hiện dưới sự phối hợp của Đại học Sydney (Úc), Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA và Tổ chức Sáng kiến đột phá về hàng không vũ trụ của California (Mỹ).
TOLIMAN là một kính viễn vọng giao thoa kế, có nhiệm vụ giám sát vùng không gian lân cận chúng ta. Toliman" cũng là tên tiếng Ả Rập của hệ 3 sao Alpha Centauri mà nhiệm vụ này hướng đến.
Alpha Centauri chỉ cách chúng ta 40 nghìn tỷ ki-lô-mét hay 4,4 năm ánh sáng, và đó cũng chính là hệ sao nằm gần mặt trời của chúng ta nhất. Do vậy, đó cũng là sẽ là điểm dừng chân đầu tiên của chúng ta bên ngoài hệ mặt trời.
Alpha Centauri còn có các tên khác như Rigil Kentaurus, Rigil Kent và Gliese 599 nằm trong chòm sao Bán Nhân Mã (Centaurus).
Hệ 3 sao này gồm Alpha Centauri A, Alpha Centauri B, Alpha Centauri C. Trong đó Alpha Centauri A và B là một cặp sao đôi sáng kiểu K1 quay quanh một trọng tâm ảo khoảng 80 năm một lần, khoảng cách giữa chúng chỉ bằng 11 lần khoảng cách Trái Đất và Mặt Trời.
Alpha Centauri C, một sao lùn đỏ mờ hơn với tên khác là Proxima Centauri, nằm xa 2 ngôi sao kia hơn nhưng lại nổi tiếng nhất.
Vài năm trước, một hành tinh giống Trái Đất đã được tìm thấy quay quanh ngôi sao này, là một thế giới tiềm năng của sự sống và đã được các nhà thiên văn từ hàng chục quốc gia nghiên cứu, với nhiều công trình đã công bố trên các tạp chí khoa học khác nhau.
Ngôi sao này và hành tinh của nó cách chúng ta chỉ 4,2 năm ánh sáng. Nhưng các nhà khoa học tin rằng quanh Alpha Centauri C và cả Alpha Centauri A, Alpha Centauri B có tiềm năm chứa đựng thêm nhiều hành tinh khác có khả năng sinh sống.
Theo giáo sư Peter Tuthill từ Viện Thiên văn Sydney thuộc Đại học Sydney, một trong các thành viên chủ chốt của nhiệm vụ TOLIMAN cho biết những hành tinh lân cận này là những hành tinh mà chúng ta có triển vọng tốt nhất để tìm kiếm và phân tích khí quyển, hóa học bề mặt và thậm chí có thể là dấu vết của sinh quyển, tức những tín hiệu dự kiến của sự sống.
Những hành tinh này cũng sẽ là những nơi đầu tiên mà nhanh loại sẽ tiếp cận bằng tàu thăm dò robot tốc độ cao trong tương lai.
Alpha Centauri là một hệ sao có thể nhìn thấy từ bầu trời từ bán cầu Nam của Trái đất (cư dân ở bán cầu Bắc chỉ có thể nhìn thấy nó nếu họ ở vĩ độ không cao hơn 29 °).
Một nghiên cứu mới về hệ sao Alpha Centauri cho thấy rằng ở đó không hề có các hành tinh lớn quay xung quanh hai ngôi sao chủ như các suy đoán trước đây, thay vì thế, nhiều khả năng các hành tinh nhỏ và giống như Trái Đất sẽ phổ biến hơn.