Hiệp hội Sao Băng Mỹ (AMS) cho biết "đỉnh" của mưa sao băng Nam Taurids hay " cầu lửa Halloween" năm nay sẽ đạt đỉnh ngày 2-3/11. Tuy nhiên Tổ chức Sao Băng Quốc tế lại cho rằng nó đã diễn ra vào ngày 10/10.Thật ra khá khó xác định đêm đỉnh của mưa sao băng Taurids bởi nó quá thưa và độ chênh lệch về số lượng sao giữa các đêm không lớn như các trận mưa sao băng khác.Mưa sao băng Taurids ở Nam bán cầu sẽ hoạt động trong hơn hai tháng, từ ngày 28/9 đến ngày 2/12. Đây cũng là thời điểm có trăng non, mang đến cho những người theo dõi cơ hội tuyệt vời để nhìn ngắm mưa sao băng.Bên cạnh đó, ở bắc bán cầu, mưa sao băng sẽ diễn ra vào ngày 11-12/11. Tuy nhiên, việc theo dõi sự kiện này có thể sẽ gặp một số cản trở do ánh sáng của mặt trăng vào hôm đó.Mưa sao băng Taurids xảy ra đồng thời ở cả hai bán cầu là sự kiện đáng chú ý với những người yêu thích thiên văn trong tháng 11.Mưa sao băng Taurids thường nhỏ hơn nhiều so với các trận mưa sao băng khác, đêm "cực đỉnh" cũng chỉ có vài ngôi sao băng mỗi giờ.Tuy nhiên, đây lại là mưa sao băng kéo dài nhất: trên 2 tháng, trong khi các trận mưa sao băng lớn lại chỉ kéo dài vài ngày đến vài tuần.Mưa sao băng Taurids được cho là có nguồn gốc từ sao chổi 2P/Enke, xảy ra khi Trái Đất đi qua chiếc đuôi đá bụi mà nó để lại.Tuy nhiên vùng đá bụi này bị tác động từ Sao Mộc khổng lồ làm xáo trộn, tách đôi nên mới có Nam Taurids và Bắc Taurids xuất hiện gần nhau, chênh nhau một chút về thời gian lẫn khoảng cách.Do đều hiển thị trên bầu trời vào cuối tháng 10, nên mưa sao băng Taurids còn được gọi là "cầu lửa Halloween". Để quan sát chúng, hãy hướng mắt về chòm sao Taurus (Kim Ngưu).Mưa sao băng xảy ra khi bụi hoặc các mảnh nhỏ từ các tiểu hành tinh hoặc sao chổi đi vào khí quyển Trái đất ở tốc độ rất cao. Khi băng qua khí quyển, chúng va quẹt với các hạt không khí và tạo ra ma sát, làm nóng các mảnh nhỏ. Nhiệt làm bốc hơi đa số mảnh nhỏ, tạo ra cái chúng ta gọi là sao băng.Đa phần sao băng có thể nhìn thấy được ở độ cao chừng 60 dặm (96,5 km). Một số sao băng lớn nổ tung tóe, gây ra một lóe sáng rực rỡ gọi là quả cầu lửa, chúng thường có thể nhìn thấy vào ban ngày và ở xa 30 dặm (48 km) vẫn có thể nghe thấy.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Hiệp hội Sao Băng Mỹ (AMS) cho biết "đỉnh" của mưa sao băng Nam Taurids hay " cầu lửa Halloween" năm nay sẽ đạt đỉnh ngày 2-3/11. Tuy nhiên Tổ chức Sao Băng Quốc tế lại cho rằng nó đã diễn ra vào ngày 10/10.
Thật ra khá khó xác định đêm đỉnh của mưa sao băng Taurids bởi nó quá thưa và độ chênh lệch về số lượng sao giữa các đêm không lớn như các trận mưa sao băng khác.
Mưa sao băng Taurids ở Nam bán cầu sẽ hoạt động trong hơn hai tháng, từ ngày 28/9 đến ngày 2/12. Đây cũng là thời điểm có trăng non, mang đến cho những người theo dõi cơ hội tuyệt vời để nhìn ngắm mưa sao băng.
Bên cạnh đó, ở bắc bán cầu, mưa sao băng sẽ diễn ra vào ngày 11-12/11. Tuy nhiên, việc theo dõi sự kiện này có thể sẽ gặp một số cản trở do ánh sáng của mặt trăng vào hôm đó.
Mưa sao băng Taurids xảy ra đồng thời ở cả hai bán cầu là sự kiện đáng chú ý với những người yêu thích thiên văn trong tháng 11.
Mưa sao băng Taurids thường nhỏ hơn nhiều so với các trận mưa sao băng khác, đêm "cực đỉnh" cũng chỉ có vài ngôi sao băng mỗi giờ.
Tuy nhiên, đây lại là mưa sao băng kéo dài nhất: trên 2 tháng, trong khi các trận mưa sao băng lớn lại chỉ kéo dài vài ngày đến vài tuần.
Mưa sao băng Taurids được cho là có nguồn gốc từ sao chổi 2P/Enke, xảy ra khi Trái Đất đi qua chiếc đuôi đá bụi mà nó để lại.
Tuy nhiên vùng đá bụi này bị tác động từ Sao Mộc khổng lồ làm xáo trộn, tách đôi nên mới có Nam Taurids và Bắc Taurids xuất hiện gần nhau, chênh nhau một chút về thời gian lẫn khoảng cách.
Do đều hiển thị trên bầu trời vào cuối tháng 10, nên mưa sao băng Taurids còn được gọi là "cầu lửa Halloween". Để quan sát chúng, hãy hướng mắt về chòm sao Taurus (Kim Ngưu).
Mưa sao băng xảy ra khi bụi hoặc các mảnh nhỏ từ các tiểu hành tinh hoặc sao chổi đi vào khí quyển Trái đất ở tốc độ rất cao. Khi băng qua khí quyển, chúng va quẹt với các hạt không khí và tạo ra ma sát, làm nóng các mảnh nhỏ. Nhiệt làm bốc hơi đa số mảnh nhỏ, tạo ra cái chúng ta gọi là sao băng.
Đa phần sao băng có thể nhìn thấy được ở độ cao chừng 60 dặm (96,5 km). Một số sao băng lớn nổ tung tóe, gây ra một lóe sáng rực rỡ gọi là quả cầu lửa, chúng thường có thể nhìn thấy vào ban ngày và ở xa 30 dặm (48 km) vẫn có thể nghe thấy.