Theo các nhà khoa học, 3200 Phaethon có khả năng kỳ lạ vì có những đặc điểm hệt như một sao chổi dù là một tiểu hành tinh. Khi đến gần Mặt trời nó có hiện tượng tỏa hơi natri ồ ạt.Chính hiện tượng tỏa natri ồ ạt đã khiến tiểu hành tinh 3200 Phaethon cũng có một chiếc đuôi đầy đá bụi, tỏa hào quang y hệt sao chổi.Theo NASA, khi tiểu hành tinh đi đến khu vực gần Mặt Trời trong quỹ đạo 524 ngày của nó. Lúc này nó nằm lọt thỏm trong quỹ đạo của Sao Thủy, bề mặt được làm nóng lên tới 750 độ C.Khi đó, natri đã bốc hơi mạnh mẽ và tạo ra ánh sáng màu cam dưới ống kính thiên văn. Các tiểu hành tinh như 3200 Phaethon có trọng lực rất yếu, do đó rất dễ dàng để các mảnh vỡ bị đánh bật khỏi bề mặt hoặc vết nứt.Vì vậy chỉ cần một lượng nhỏ natri bị thất thoát, các mảnh vỡ cũng bị cuốn theo, tạo nên một chiếc đuôi đá bụi lớn giống như một sao chổi. Nhờ đó, "sao chổi giả hiệu" này đem đến cho Trái đất một trong những cơn mưa sao băng đẹp nhất năm.Hiện tượng này cũng giải thích lý do tiểu hành tinh này có hàm lượng natri rất thấp, bởi lẽ nguyên tố này bị thất thoát liên tục.Các nhà khoa học cho rằng, 3200 Phaethon là một vật thể cực kỳ lập dị, từ màu xanh khó hiểu của nó cho đến quỹ đạo phức tạp.Trước đây, người ta tin rằng 3200 Phaethon là một phần của tiểu hành tinh xanh Pallas, có kích thước lớn hơn nhiều.Tuy nhiên, phân tích cho thấy 2 vật thể này không có mối quan hệ và vùng đá bụi cũng không do va chạm phân tách tiểu hành tinh tạo ra.Tiểu hành tinh 3200 Phaethon được đặt theo tên vị thần mặt trời trong thần thoại Hy Lạp Helios "Phaethon", người đã kéo mặt trời lên bầu trời, vì tiểu hành tinh này có giai đoạn tiến rất gần mặt trời.3200 Phaethon là một tiểu hành tinh chondrites carbon, nhóm vật thể cực hiếm có từ thời hệ Mặt Trời vừa ra đời, được cho là nắm giữ bí mật sự sống Trái đất.Mưa sao băng Geminid do chiếc đuôi đá bụi của nó tạo ra sẽ đổ xuống trái đất vào tháng 12 hằng năm.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Theo các nhà khoa học, 3200 Phaethon có khả năng kỳ lạ vì có những đặc điểm hệt như một sao chổi dù là một tiểu hành tinh. Khi đến gần Mặt trời nó có hiện tượng tỏa hơi natri ồ ạt.
Chính hiện tượng tỏa natri ồ ạt đã khiến tiểu hành tinh 3200 Phaethon cũng có một chiếc đuôi đầy đá bụi, tỏa hào quang y hệt sao chổi.
Theo NASA, khi tiểu hành tinh đi đến khu vực gần Mặt Trời trong quỹ đạo 524 ngày của nó. Lúc này nó nằm lọt thỏm trong quỹ đạo của Sao Thủy, bề mặt được làm nóng lên tới 750 độ C.
Khi đó, natri đã bốc hơi mạnh mẽ và tạo ra ánh sáng màu cam dưới ống kính thiên văn. Các tiểu hành tinh như 3200 Phaethon có trọng lực rất yếu, do đó rất dễ dàng để các mảnh vỡ bị đánh bật khỏi bề mặt hoặc vết nứt.
Vì vậy chỉ cần một lượng nhỏ natri bị thất thoát, các mảnh vỡ cũng bị cuốn theo, tạo nên một chiếc đuôi đá bụi lớn giống như một sao chổi. Nhờ đó, "sao chổi giả hiệu" này đem đến cho Trái đất một trong những cơn mưa sao băng đẹp nhất năm.
Hiện tượng này cũng giải thích lý do tiểu hành tinh này có hàm lượng natri rất thấp, bởi lẽ nguyên tố này bị thất thoát liên tục.
Các nhà khoa học cho rằng, 3200 Phaethon là một vật thể cực kỳ lập dị, từ màu xanh khó hiểu của nó cho đến quỹ đạo phức tạp.
Trước đây, người ta tin rằng 3200 Phaethon là một phần của tiểu hành tinh xanh Pallas, có kích thước lớn hơn nhiều.
Tuy nhiên, phân tích cho thấy 2 vật thể này không có mối quan hệ và vùng đá bụi cũng không do va chạm phân tách tiểu hành tinh tạo ra.
Tiểu hành tinh 3200 Phaethon được đặt theo tên vị thần mặt trời trong thần thoại Hy Lạp Helios "Phaethon", người đã kéo mặt trời lên bầu trời, vì tiểu hành tinh này có giai đoạn tiến rất gần mặt trời.
3200 Phaethon là một tiểu hành tinh chondrites carbon, nhóm vật thể cực hiếm có từ thời hệ Mặt Trời vừa ra đời, được cho là nắm giữ bí mật sự sống Trái đất.
Mưa sao băng Geminid do chiếc đuôi đá bụi của nó tạo ra sẽ đổ xuống trái đất vào tháng 12 hằng năm.