PS4 là một trong những sản phẩm PS bán chạy nhất lịch sử của Sony. Mới đây, PS5 đã ra mắt nhưng ít người biết rằng những chiếc PS của Sony đã được ra đời ở đâu và như thế nào.Ở vùng ngoại ô Kisarazu, một tòa nhà lớn là nơi Sony đặt nhà máy lắp ráp tự động hóa của họ.Đây là các thành phần của chiếc PS trước khi thành hình.Ở bên trong, những người khách tham quan được chào đón bởi âm thanh của những mô tơ chạy hết công suất, tạo ra những chiếc máy PS4 một cách mượt mà uyển chuyển.Trong nhà máy này, chỉ có rất ít nhân sự đảm trách những phần việc đầu vào và đầu ra.Thêm hai người làm nhiệm vụ đưa bo mạch chủ vào dây chuyền tự động, và hai người khác thì đảm nhiệm việc đóng gói cỗ máy chơi game đã sản xuất xong.Ngoài 4 người đó, không một ai được đặt chân vào trong dây chuyền sản xuất này.Mọi công việc đều được dây chuyền tự động hoá và robot lo liệu.Dây chuyền dài 31,4 mét được hoàn thành vào năm 2018 có khả năng cứ 30 giây lại hoàn thành một cỗ máy PS4 mới toanh.Nhà máy Kisarazu được vận hành bởi Sony Global Manufacturing & Operations (SGMO), đơn vị đảm nhiệm việc sản xuất của tập đoàn Sony. Họ làm việc trực tiếp với Sony Interactive Entertainment để ứng dụng những công nghệ mới nhất vào quá trình sản xuất cỗ máy chơi game.Một trong những thành tựu rất lớn của nhà máy này là sử dụng robot để thực hiện những công đoạn tưởng chừng cần tới bàn tay con người, như hàn dây, hoặc đóng những linh kiện dễ uốn cong vào cỗ máy PS4.Trong tổng số 32 hệ thống robot ở nhà máy Kisarazu, 26 trong số đó đã hoàn toàn thay thế được con người.Lấy ví dụ, quá trình gắn cáp dẹt yêu cầu một cánh tay robot giữ sợi cáp, và một cánh tay khác uốn nó. Sau đó sợi cáp này được gắn vào đúng vị trí, yêu cầu đúng áp lực từ robot. Đối với con người, đó là một nhiệm vụ rất đơn giản, nhưng để lập trình robot vận hành đúng như vậy lại là một thử thách khác.Mỗi công đoạn, từ bắt đầu lắp ráp đến trước lúc đóng gói đều được triển khai tự động hóa hoàn toàn. Quá trình robot làm việc cùng con người được tối ưu hết sức có thể, để từ đó tối đa hóa lợi nhuận. Hiroyuki Kusanabe, kiến trúc sư trưởng SGMO cho biết: “Chúng tôi đã tạo ra một dây chuyền sản xuất đem về lợi nhuận.”Mỗi cỗ máy chơi game của Sony được sản xuất với sự chính xác ở mức tối đa. Không có chi tiết thừa, mỗi thiết kế đều phải phục vụ mục đích thực dụng. Gần như không có thứ gì lãng phí trong quá trình sản xuất máy PlayStation.Khi một cỗ máy console đi đến những năm cuối vòng đời sản phẩm, nó chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi doanh số giảm đi và đối thủ giảm giá máy để cạnh tranh. Nhưng những dây chuyền sản xuất của Sony lại không bị điều đó ảnh hưởng, khi chúng được các kỹ sư của SGMO cải tiến liên tục. Cỗ máy PS4 giờ đã bán được hơn 100 triệu chiếc trên toàn thế giới, với 41,5 triệu người dùng các dịch vụ trả phí của PlayStation.
PS4 là một trong những sản phẩm PS bán chạy nhất lịch sử của Sony. Mới đây, PS5 đã ra mắt nhưng ít người biết rằng những chiếc PS của Sony đã được ra đời ở đâu và như thế nào.
Ở vùng ngoại ô Kisarazu, một tòa nhà lớn là nơi Sony đặt nhà máy lắp ráp tự động hóa của họ.
Đây là các thành phần của chiếc PS trước khi thành hình.
Ở bên trong, những người khách tham quan được chào đón bởi âm thanh của những mô tơ chạy hết công suất, tạo ra những chiếc máy PS4 một cách mượt mà uyển chuyển.
Trong nhà máy này, chỉ có rất ít nhân sự đảm trách những phần việc đầu vào và đầu ra.
Thêm hai người làm nhiệm vụ đưa bo mạch chủ vào dây chuyền tự động, và hai người khác thì đảm nhiệm việc đóng gói cỗ máy chơi game đã sản xuất xong.
Ngoài 4 người đó, không một ai được đặt chân vào trong dây chuyền sản xuất này.
Mọi công việc đều được dây chuyền tự động hoá và robot lo liệu.
Dây chuyền dài 31,4 mét được hoàn thành vào năm 2018 có khả năng cứ 30 giây lại hoàn thành một cỗ máy PS4 mới toanh.
Nhà máy Kisarazu được vận hành bởi Sony Global Manufacturing & Operations (SGMO), đơn vị đảm nhiệm việc sản xuất của tập đoàn Sony. Họ làm việc trực tiếp với Sony Interactive Entertainment để ứng dụng những công nghệ mới nhất vào quá trình sản xuất cỗ máy chơi game.
Một trong những thành tựu rất lớn của nhà máy này là sử dụng robot để thực hiện những công đoạn tưởng chừng cần tới bàn tay con người, như hàn dây, hoặc đóng những linh kiện dễ uốn cong vào cỗ máy PS4.
Trong tổng số 32 hệ thống robot ở nhà máy Kisarazu, 26 trong số đó đã hoàn toàn thay thế được con người.
Lấy ví dụ, quá trình gắn cáp dẹt yêu cầu một cánh tay robot giữ sợi cáp, và một cánh tay khác uốn nó. Sau đó sợi cáp này được gắn vào đúng vị trí, yêu cầu đúng áp lực từ robot. Đối với con người, đó là một nhiệm vụ rất đơn giản, nhưng để lập trình robot vận hành đúng như vậy lại là một thử thách khác.
Mỗi công đoạn, từ bắt đầu lắp ráp đến trước lúc đóng gói đều được triển khai tự động hóa hoàn toàn. Quá trình robot làm việc cùng con người được tối ưu hết sức có thể, để từ đó tối đa hóa lợi nhuận. Hiroyuki Kusanabe, kiến trúc sư trưởng SGMO cho biết: “Chúng tôi đã tạo ra một dây chuyền sản xuất đem về lợi nhuận.”
Mỗi cỗ máy chơi game của Sony được sản xuất với sự chính xác ở mức tối đa. Không có chi tiết thừa, mỗi thiết kế đều phải phục vụ mục đích thực dụng. Gần như không có thứ gì lãng phí trong quá trình sản xuất máy PlayStation.
Khi một cỗ máy console đi đến những năm cuối vòng đời sản phẩm, nó chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi doanh số giảm đi và đối thủ giảm giá máy để cạnh tranh. Nhưng những dây chuyền sản xuất của Sony lại không bị điều đó ảnh hưởng, khi chúng được các kỹ sư của SGMO cải tiến liên tục. Cỗ máy PS4 giờ đã bán được hơn 100 triệu chiếc trên toàn thế giới, với 41,5 triệu người dùng các dịch vụ trả phí của PlayStation.