Cơ hội cho Gapo, Lotus khi Facebook, Youtube phải có giấy phép tại Việt Nam

Google News

(Kiến Thức) - Một số mạng xã hội với lượng người dùng lớn như Facebook, Youtube sẽ phải xin giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Đây rào cản lớn đối với các thương hiệu này cũng là cơ hội trỗi dậy dành cho mạng xã hội người Việt.

Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến tại dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định 72/2013/NĐ-CP (nghị định 72/2013) về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Theo đó, Facebook, lotus, gapo, youtube, mạng xã hội facebook, facebook phải đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Đây là cơ hội cho gapo và lotus bởi Nghị định này quy định youtube phải đăng ký hoạt động tại Việt Nam, livestream bị thu phí...
Đối với việc cần cấp phép hoạt động tại Việt Nam sẽ là rào cản đối với những mạng xã hội như Facebook, Youtube... Tuy nhiên điều này cũng là cơ hội lớn cho các mạng xã hội mang thương hiệu Việt trỗi dậy.
Co hoi cho Gapo, Lotus khi Facebook, Youtube phai co giay phep tai Viet Nam
 Lotus và Gapo đang đứng trước cơ hội trỗi dậy với nghị định 72/2013/NĐ-CP (nghị định 72/2013) khi được thông qua.
Hiện tại hai mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Youtube đang chiếm khoảng 75-80% doanh số quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam với hàng chục triệu người dùng sử dụng. Các mạng xã hội như Gapo, Lotus khó có thể cạnh tranh trước những ông lớn này. Ngoài ra các hoạt động thu phí tại các trang mạng xã hội Facebook, Youtube từ trước tới nay đều chưa có quy định về việc cấp phép các hoạt động này.

Trong bối cảnh sự nở rộ các mạng xã hội trong và ngoài nước, nhiều chuyên gia cho rằng cần đảm bảo sân chơi công bằng cho tất cả mạng xã hội. Thực trạng đã diễn ra khi Việt Nam chưa có quy định về việc cấp phép hoạt động đối với các mạng xã hội tại Việt Nam dẫn đến các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam phải làm theo quy định, sai thì phạt, rồi thanh kiểm tra, nhưng ngược lại, doanh nghiệp nước ngoài như Facebook, Youtube… khi có nội dung được xem là không tích cực cũng chưa bị kiểm duyệt, giải trình và xử phạt.

Cũng bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Võ Thanh Hải - Giám đốc Viettel Media cho rằng trên cùng một sân chơi, cùng một thị trường, các doanh nghiệp/mạng xã hội đều cùng phải đi trên một hành lang pháp lý như nhau, như vậy mới tạo ra sân chơi công bằng. Theo ông Hải, các mạng xã hội trong nước sẽ không bị thua thiệt, đơn cử như trong sáng tạo, cung cấp nội dung, trong vấn đề nộp thuế hay tuyển dụng nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao…

Đáng chú ý, dự thảo cũng quy định chỉ các mạng xã hội đã được cấp phép mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức, cung cấp dịch vụ livestream. Đối với các mạng xã hội  như Facebook, Youtube bắt buộc phải có giấy phép thiết lập mạng xã hội thì mới được hoạt động và mới được thu phí (dưới mọi hình thức).

Cũng theo dự thảo nghị định (điều 23), tổ chức, doanh nghiệp chỉ được hoạt động mạng xã hội khi có giấy phép thiết lập mạng xã hội đối với mạng xã hội có lượng tương tác lớn - là mạng xã hội có lượng người sử dụng tương tác từ 1 triệu người/tháng trở lên, hoặc có người sử dụng đã đăng ký sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên và phải có Giấy phép thiết lập mạng xã hội do Bộ Thông tin và truyền thông cấp.

Những mạng xã hội có lượng tương tác thấp (dưới một triệu người/tháng) thì phải có thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này xác nhận bằng văn bản.

Cùng với đó, Bộ Thông tin và truyền thông cho biết sẽ gắn công cụ đo trên mạng xã hội có lượng tương tác thấp và mạng xã hội có lượng tương tác lớn để theo dõi lượng người sử dụng tương tác thường xuyên. Đồng thời sẽ rà soát và có văn bản thông báo yêu cầu phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định đối với các mạng xã hội có lượng người sử dụng tương tác từ 1 triệu người/tháng trở lên hoặc có người sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên (tùy theo điều kiện nào đạt trước).
Lê Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)