Tiến sĩ Amir Khalil đến từ tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu FOUR PAWS cho biết, chú voi Kaavan đã khám phá lại bản năng tự nhiên của mình trong rừng rậm Campuchia một năm, sau khi được giải cứu khỏi tình trạng giam cầm tàn khốc ở vườn thú Marghazar của Islamabad ở Pakistan.Kaavan trước đó đã trải qua 35 năm bị giam cầm, và kể từ khi người bạn đời của nó qua đời vào năm 2012 vì bệnh nhiễm trùng huyết, Kaavan tiếp tục sống một mình trong chế độ giam cầm suốt 8 năm. Điều này khiến nó trở thành con voi duy nhất ở Pakistan và truyền thông quốc tế đã phong cho nó danh hiệu là con voi cô độc nhất thế giới.Tuy nhiên, một năm sau khi được giải cứu, Kaavan giờ đang phát triển mạnh mẽ trong ngôi nhà mới của mình tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Campuchia. Tiến sĩ Amir, bác sĩ thú y của FOUR PAWS cho biết: “Nó đã khám phá lại bản năng tự nhiên của mình và có thể đang tập dần thích nghi khi có những con voi khác xung quanh sống kề bên”."Kaavan đang sống cuộc sống mà nó xứng đáng được nhận. Tôi mong được đến thăm nó đều đặn nhiều lần để tự mình chứng kiến sự lớn khôn khác biệt của nó so với năm cũ”, Tiến sĩ Amir chia sẻ thêm."Trong khi Kaavan vẫn chưa hòa nhập với những con voi khác, nhóm nghiên cứu tại CWS vẫn tiếp tục theo dõi sự phát triển của nó và sẽ xác định xem nó có hứng thú với việc muốn có bạn đời mới nữa hay không”.Nhìn lại quá khứ, “35 năm bị giam cầm”, cùng 8 năm giam cầm chỉ sống một mình khi bạn đời mất đã gây ra rất nhiều chấn thương, nhưng Kaavan giờ đang tiến bộ rất nhiều, đi lang thang quanh khu rừng rậm rộng rãi của mình và thích tắm trong ao của mình. Điều này khác biệt hoàn toàn khi hồi giải cứu nó tại vườn thú ở Pakistan, nó có biểu hiện của các vấn đề nghiêm trọng về hành vi, lắc đầu và đi đi lại lại trong khu chuồng trại một cách thất thần, ảm đạm.Ngôi nhà mới của Kaavan được tìm thấy sau khi các nhà bảo tồn và ca sĩ Cher chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý để giải thoát cho nó. Kaavan được vận chuyển từ Pakistan đến Siem Reap bằng máy bay, và nhóm nghiên cứu phải sử dụng các kỹ thuật sáng tạo để đảm bảo quá trình này không gây căng thẳng cho con voi.
Tiến sĩ Amir Khalil đến từ tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu FOUR PAWS cho biết, chú voi Kaavan đã khám phá lại bản năng tự nhiên của mình trong rừng rậm Campuchia một năm, sau khi được giải cứu khỏi tình trạng giam cầm tàn khốc ở vườn thú Marghazar của Islamabad ở Pakistan.
Kaavan trước đó đã trải qua 35 năm bị giam cầm, và kể từ khi người bạn đời của nó qua đời vào năm 2012 vì bệnh nhiễm trùng huyết, Kaavan tiếp tục sống một mình trong chế độ giam cầm suốt 8 năm. Điều này khiến nó trở thành con voi duy nhất ở Pakistan và truyền thông quốc tế đã phong cho nó danh hiệu là con voi cô độc nhất thế giới.
Tuy nhiên, một năm sau khi được giải cứu, Kaavan giờ đang phát triển mạnh mẽ trong ngôi nhà mới của mình tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Campuchia. Tiến sĩ Amir, bác sĩ thú y của FOUR PAWS cho biết: “Nó đã khám phá lại bản năng tự nhiên của mình và có thể đang tập dần thích nghi khi có những con voi khác xung quanh sống kề bên”.
"Kaavan đang sống cuộc sống mà nó xứng đáng được nhận. Tôi mong được đến thăm nó đều đặn nhiều lần để tự mình chứng kiến sự lớn khôn khác biệt của nó so với năm cũ”, Tiến sĩ Amir chia sẻ thêm.
"Trong khi Kaavan vẫn chưa hòa nhập với những con voi khác, nhóm nghiên cứu tại CWS vẫn tiếp tục theo dõi sự phát triển của nó và sẽ xác định xem nó có hứng thú với việc muốn có bạn đời mới nữa hay không”.
Nhìn lại quá khứ, “35 năm bị giam cầm”, cùng 8 năm giam cầm chỉ sống một mình khi bạn đời mất đã gây ra rất nhiều chấn thương, nhưng Kaavan giờ đang tiến bộ rất nhiều, đi lang thang quanh khu rừng rậm rộng rãi của mình và thích tắm trong ao của mình.
Điều này khác biệt hoàn toàn khi hồi giải cứu nó tại vườn thú ở Pakistan, nó có biểu hiện của các vấn đề nghiêm trọng về hành vi, lắc đầu và đi đi lại lại trong khu chuồng trại một cách thất thần, ảm đạm.
Ngôi nhà mới của Kaavan được tìm thấy sau khi các nhà bảo tồn và ca sĩ Cher chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý để giải thoát cho nó. Kaavan được vận chuyển từ Pakistan đến Siem Reap bằng máy bay, và nhóm nghiên cứu phải sử dụng các kỹ thuật sáng tạo để đảm bảo quá trình này không gây căng thẳng cho con voi.