Voi đồng cỏ châu Phi (Loxodonta africana) cao 3-3,6 mét, nặng 4-6 tấn, sinh sống trên các thảo nguyên châu Phi. Là loài voi lớn nhất, chúng hầu như không có kẻ thù trong tự nhiên. Cả voi đực và voi cái đều có ngà cong, dài.Voi sa mạc chỉ có ở Namibia và Mali, từng được cho là một nòi (phân loài) của voi đồng cỏ châu Phi. Việc sinh sống trong sa mạc khô cằn khiến chúng có một số đặc điểm thích nghi với môi trường sống như bàn chân tương đối rộng hơn, chân dài hơn, cùng thói quen di chuyển giữa các hồ nước. Theo các nghiên cứu mới nhất thì voi sa mạc và voi đồng cỏ lthuộc cùng một nòi.Voi rừng châu Phi (Loxodonta cyclotis) cao 2-2,5 mét, nặng 3-5 tấn, chủ yếu sống trong các khu rừng Gabon, là loài voi nhỏ nhất trong ba loài voi vẫn còn tồn tại. Cả hai giới của chúng đều có ngà mọc thẳng, chúc xuống dưới.Voi châu Á (Elephas maximus) có chiều cao 2-4 mét, nặng 3-5 tấn, gồm 4 nòi sinh sống ở các khu vực khác nhau ở châu Á. Voi Ấn Độ (Elephas maximus indicus) được coi là nòi điển hình của loài voi này, phân bố ở lục địa Ấn Độ và phần đất liền của Đông Nam Á. Phần lớn voi Ấn Độ đực có ngà, còn con cái thì không có.Voi Sri Lanka (Elephas maximus maximus), là nòi voi đặc hữu của Sri Lanka. Chúng có hộp sọ lớn hơn các nòi khác khi so sánh với kích thước cơ thể, và thường có các mảng da bạc màu trên trán và phía trước vòi. Rất hiếm voi Sri Lanka có ngà, kể cả voi đực.Voi Borneo hay voi lùn (Elephas maximus borneensis) được tìm thấy ở miền Bắc đảo Borneo. Voi Borneo trưởng thành chỉ cao đến 2,4 mét, lùn hơn voi Ấn Độ từ 30–60 cm, là nòi voi nhỏ nhất thế giới. Chúng có tai to hơn, đuôi dài hơn và ngà thẳng hơn các nòi khác.Voi Sumatra (Elephas maximus sumatrensis) chỉ có ở đảo Sumatra, là nòi voi nhỏ thứ hai với chiều cao không quá 2,6 mét. Đây là nòi voi nguy cấp nhất thế giới với số lượng cá thể tồn tại trong tự nhiên vào khoảng vì trăm.Quần thể voi ở Việt Nam và Lào hiện tại đang được kiểm tra xem có phải là nòi thứ năm của voi châu Á hay không. Voi châu Á nói chung có đôi tai nhỏ và lưng cong hơn voi châu Phi, voi cái thường không có ngà. Ở nhiều nơi chúng được thuần hóa để phục vụ lâm nghiệp và lễ hội.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Voi đồng cỏ châu Phi (Loxodonta africana) cao 3-3,6 mét, nặng 4-6 tấn, sinh sống trên các thảo nguyên châu Phi. Là loài voi lớn nhất, chúng hầu như không có kẻ thù trong tự nhiên. Cả voi đực và voi cái đều có ngà cong, dài.
Voi sa mạc chỉ có ở Namibia và Mali, từng được cho là một nòi (phân loài) của voi đồng cỏ châu Phi. Việc sinh sống trong sa mạc khô cằn khiến chúng có một số đặc điểm thích nghi với môi trường sống như bàn chân tương đối rộng hơn, chân dài hơn, cùng thói quen di chuyển giữa các hồ nước. Theo các nghiên cứu mới nhất thì voi sa mạc và voi đồng cỏ lthuộc cùng một nòi.
Voi rừng châu Phi (Loxodonta cyclotis) cao 2-2,5 mét, nặng 3-5 tấn, chủ yếu sống trong các khu rừng Gabon, là loài voi nhỏ nhất trong ba loài voi vẫn còn tồn tại. Cả hai giới của chúng đều có ngà mọc thẳng, chúc xuống dưới.
Voi châu Á (Elephas maximus) có chiều cao 2-4 mét, nặng 3-5 tấn, gồm 4 nòi sinh sống ở các khu vực khác nhau ở châu Á. Voi Ấn Độ (Elephas maximus indicus) được coi là nòi điển hình của loài voi này, phân bố ở lục địa Ấn Độ và phần đất liền của Đông Nam Á. Phần lớn voi Ấn Độ đực có ngà, còn con cái thì không có.
Voi Sri Lanka (Elephas maximus maximus), là nòi voi đặc hữu của Sri Lanka. Chúng có hộp sọ lớn hơn các nòi khác khi so sánh với kích thước cơ thể, và thường có các mảng da bạc màu trên trán và phía trước vòi. Rất hiếm voi Sri Lanka có ngà, kể cả voi đực.
Voi Borneo hay voi lùn (Elephas maximus borneensis) được tìm thấy ở miền Bắc đảo Borneo. Voi Borneo trưởng thành chỉ cao đến 2,4 mét, lùn hơn voi Ấn Độ từ 30–60 cm, là nòi voi nhỏ nhất thế giới. Chúng có tai to hơn, đuôi dài hơn và ngà thẳng hơn các nòi khác.
Voi Sumatra (Elephas maximus sumatrensis) chỉ có ở đảo Sumatra, là nòi voi nhỏ thứ hai với chiều cao không quá 2,6 mét. Đây là nòi voi nguy cấp nhất thế giới với số lượng cá thể tồn tại trong tự nhiên vào khoảng vì trăm.
Quần thể voi ở Việt Nam và Lào hiện tại đang được kiểm tra xem có phải là nòi thứ năm của voi châu Á hay không. Voi châu Á nói chung có đôi tai nhỏ và lưng cong hơn voi châu Phi, voi cái thường không có ngà. Ở nhiều nơi chúng được thuần hóa để phục vụ lâm nghiệp và lễ hội.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.