Giáo sư Michael Mann, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Penn State (Mỹ) đã có những nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu và lần thế giới suýt tuyệt chủng vào hơn 440 triệu năm trước.Theo nghiên cứu của giáo sư Michael, biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính có khả năng đe dọa sự tồn tại của con người trên Trái đất. Ví dụ như biến đổi khí hậu khiến các trận lũ lụt, hạn hán, động đất... ngày càng nhiều lên với cường độ mạnh hơn có thể gây ra tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm, nước sinh hoạt.Thậm chí, khi thiên nhiên "tức giận" có khả năng tạo ra các cuộc xung đột toàn cầu. Giáo sư Michael cho hay khi nhiệt độ toàn cầu tăng khoảng 3 độ C trở lên do biến đổi khí hậu thì có nguy cơ dẫn đến tình trạng bất ổn ở nhiều nước trên thế giới.Giáo sư Michael lấy dẫn chứng một cuộc đại tuyệt chủng lớn trong lịch sử có liên quan đến biến đổi khí hậu.Cụ thể, vào hơn 440 triệu năm trước, khí hậu có sự thay đổi lớn khiến khoảng 85% các loài trên Trái đất bị xóa sổ.Mặc dù con người tránh được nguy cơ tuyệt chủng nhưng ảnh hưởng mà nó gây ra đối với nhân loại rất lớn. Con người phải mất nhiều thế kỷ để khắc phục hậu quả và đưa cuộc sống của các loài động thực vật phát trở lại bình thường.Tình huống nguy hiểm này được giới chuyên gia cảnh báo có thể xảy ra vào năm 2200 nếu các loài động thực vật tiếp tục bị đe dọa nghiêm trọng như hiện nay.Theo các nhà nghiên cứu, việc chặt phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi dẫn đến phá hủy môi trường sống, vấn nạn ô nhiễm môi trường, mực nước biển tăng... đã giết chết nhiều sinh vật hoang dã (kể cả động vật và thực vật) hoặc khiến chúng rơi vào tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng.Trong trường hợp biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng thì sự sống còn của nhiều loại động thực vật sẽ có thể bị xóa sổ giống hơn 440 triệu năm trước.Chính vì vậy, giới khoa học kêu gọi giới chức trách các nước và người dân chung tay thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu để tránh xảy ra một cuộc đại tuyệt chủng. Mời độc giả xem video: Thời tiết miền Trung diễn biến xấu, gây khó khăn cho việc cứu trợ. Nguồn: VTV24.
Giáo sư Michael Mann, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Penn State (Mỹ) đã có những nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu và lần thế giới suýt tuyệt chủng vào hơn 440 triệu năm trước.
Theo nghiên cứu của giáo sư Michael, biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính có khả năng đe dọa sự tồn tại của con người trên Trái đất. Ví dụ như biến đổi khí hậu khiến các trận lũ lụt, hạn hán, động đất... ngày càng nhiều lên với cường độ mạnh hơn có thể gây ra tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm, nước sinh hoạt.
Thậm chí, khi thiên nhiên "tức giận" có khả năng tạo ra các cuộc xung đột toàn cầu. Giáo sư Michael cho hay khi nhiệt độ toàn cầu tăng khoảng 3 độ C trở lên do biến đổi khí hậu thì có nguy cơ dẫn đến tình trạng bất ổn ở nhiều nước trên thế giới.
Giáo sư Michael lấy dẫn chứng một cuộc đại tuyệt chủng lớn trong lịch sử có liên quan đến biến đổi khí hậu.
Cụ thể, vào hơn 440 triệu năm trước, khí hậu có sự thay đổi lớn khiến khoảng 85% các loài trên Trái đất bị xóa sổ.
Mặc dù con người tránh được nguy cơ tuyệt chủng nhưng ảnh hưởng mà nó gây ra đối với nhân loại rất lớn. Con người phải mất nhiều thế kỷ để khắc phục hậu quả và đưa cuộc sống của các loài động thực vật phát trở lại bình thường.
Tình huống nguy hiểm này được giới chuyên gia cảnh báo có thể xảy ra vào năm 2200 nếu các loài động thực vật tiếp tục bị đe dọa nghiêm trọng như hiện nay.
Theo các nhà nghiên cứu, việc chặt phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi dẫn đến phá hủy môi trường sống, vấn nạn ô nhiễm môi trường, mực nước biển tăng... đã giết chết nhiều sinh vật hoang dã (kể cả động vật và thực vật) hoặc khiến chúng rơi vào tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong trường hợp biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng thì sự sống còn của nhiều loại động thực vật sẽ có thể bị xóa sổ giống hơn 440 triệu năm trước.
Chính vì vậy, giới khoa học kêu gọi giới chức trách các nước và người dân chung tay thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu để tránh xảy ra một cuộc đại tuyệt chủng.
Mời độc giả xem video: Thời tiết miền Trung diễn biến xấu, gây khó khăn cho việc cứu trợ. Nguồn: VTV24.