Mới đây, trong một báo cáo được công bố trên tạp chí Cổ sinh vật học số ra ngày 10/9, nhà khoa học David Hone thuộc trường Đại học Queen Mary, Anh đã đặt tên hóa thạch của loài thằn lằn bay khổng lồ mới được phát hiện là Cryodrakon Boreas, ý tứ là "Rồng băng".
Theo thông tin đăng tải, hóa thạch của loài thằn lằn bay khổng lồ này từng được phát hiện cách đây 30 năm tại Alberta, Canada.
Thời điểm này, các nhà cổ sinh vật học từng nghĩ rằng, loài thằn lằn này thuộc loài thằn lằn bay Pterizards.
Với những nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã khẳng định, những con Cryodrakon Boreas thực sự thuộc loài thằn lằn bay hoàn toàn mới.
Với sải cánh dài 10 mét và nặng 250kg, Cryodrakon Boreas thậm chí còn lớn hơn Quetzalcoatlus - một loài thằn lằn khác vốn được xem là động vật bay lớn nhất mọi thời đại.
Theo đó, những con rồng băng Cryodrakon Boreas sống trong Kỷ Phấn trắng, 77 triệu năm trước cùng với khủng long T-rex, Triceratops và nhiều loài khủng long khác.
Mời quý vị xem video: Hóa thạch trứng khủng long 70 triệu năm tuổi ở Trung Quốc
Thời đó, khu vực Alberta vẫn là vùng đất ngập nước cận nhiệt đới, ngôi nhà của nhiều loại thằn lằn bay được mệnh danh là rồng Alberta và rồng có sừng mở.
Hóa thạch bộ xương Cryodrakon Boreas được tìm thấy ở Canada bao gồm các bộ phận của cánh, chân, cổ và xương sườn. Loài mới này thuộc chi
Cryodrakon đặc trưng bởi cổ và chân sau mảnh khảnh.
Hầu hết các hóa thạch được tìm thấy là phần xương cổ độc đáo của chúng. Không giống như hầu hết các thằn lằn khác, các loài thuộc chi
Cryodrakon được coi là thích nghi với môi trường rất tốt, mặc dù chúng có khả năng bay qua đại dương.
Hình ảnh phục hồi của Cryodrakon Boreas. Loài thằn lằn này chủ yếu ăn các động vật nhỏ như thằn lằn, động vật có vú và thậm chí cả khủng long. Các nhà nghiên cứu cho biết, bằng cách xác định sự khác biệt giữa thằn lằn bay Cryodrakon boreas và thằn lằn bay Pterizards, họ đã tìm hiểu được thêm nhiều điều về sự đa dạng và tiến hóa của Pterizards phía bắc.