Chó biết hát New Guinea là giống chó vô cùng hiếm với tiếng hú du dương giống tiếng kêu của cá voi lưng gù.Quần thể sinh vật hoang dã này đã được cho là đã tuyệt chủng trong tự nhiên cách đây nhiều thập kỷ. Chỉ có khoảng 200 con chó biết hát còn sống trong môi trường nuôi nhốt ở các trung tâm bảo tồn hoặc vườn thú.Chúng là hậu duệ của một số con chó hoang đã được bắt vào thập niên 1970. Loài vật này thường được lai cùng dòng do thiếu gene mới.Không có con chó biết hát nào được phát hiện ở môi trường tự nhiên trong suốt nửa thế kỷ qua. Mãi tới năm 2016, một đoàn thám hiểm xác định vị trí và nghiên cứu 15 con chó hoang ở vùng cao nguyên Papua xa xôi phía tây Indonesia.Họ quay trở lại nghiên cứu khu vực vào năm 2018 để thu thập mẫu vật sinh học nhằm xác nhận những con chó hoang cao nguyên có phải là tổ tiên của chó biết hát hay không.Kết quả so sánh ADN lấy từ mẫu máu thu thập ở hai quần thể chó cho thấy chúng có trình tự gene rất giống nhau và có quan hệ gần gũi với nhau hơn bất kỳ giống chó nào khác, theo nghiên cứu công bố hôm 31/8 trên tạp chí PNAS.Dù hệ gene của chúng không giống nhau hoàn toàn, nhóm nghiên cứu cho rằng chó cao nguyên chính là chó biết hát New Guinea hoang dã.Đồng tác giả nghiên cứu, nhà di truyền học Elaine Ostrander, giải thích rằng bộ gene của chó biết hát New Guinea đã bị suy giảm vì giao phối cận huyết và bộ gene của chó hoang vùng cao chứa các thông tin từ chó làng địa phương.Tuy nhiên, điều đó sẽ làm cho chúng trở thành “một quần thể tuyệt vời cho sinh học bảo tồn”. Bị cản trở bởi nhiều năm giao phối cận huyết, các nhà nghiên cứu lo ngại rằng những con chó hát bị nuôi nhốt có thể sớm gặp khó khăn trong việc sinh sản.Nếu chúng có thể được lai tạo với những con chó vùng cao, nó có thể bảo tồn dân số và giữa lại lại một số đa dạng di truyền đã bị mất đi trong nhiều năm bị nuôi nhốt.Cũng có thể nghiên cứu sâu hơn về bộ gene của chó biết hát có thể tiết lộ cách thức những con chó duy trì giọng hát “không khác những gi chúng ta từng nghe trong tự nhiên”.New Guinea là hòn đảo lớn thứ hai trên thế giới. Nửa phía đông của đảo là Papua New Guinea trong khi nửa phía tây thuộc Indonesia gọi là Papua. Chó biết hát được mô tả lần đầu tiên sau khi giới nghiên cứu tìm thấy một cá thể ở độ cao khoảng 2.100m tại tỉnh Trung tâm của Papua New Guinea năm 1897.
Chó biết hát New Guinea là giống chó vô cùng hiếm với tiếng hú du dương giống tiếng kêu của cá voi lưng gù.
Quần thể sinh vật hoang dã này đã được cho là đã tuyệt chủng trong tự nhiên cách đây nhiều thập kỷ. Chỉ có khoảng 200 con chó biết hát còn sống trong môi trường nuôi nhốt ở các trung tâm bảo tồn hoặc vườn thú.
Chúng là hậu duệ của một số con chó hoang đã được bắt vào thập niên 1970. Loài vật này thường được lai cùng dòng do thiếu gene mới.
Không có con chó biết hát nào được phát hiện ở môi trường tự nhiên trong suốt nửa thế kỷ qua. Mãi tới năm 2016, một đoàn thám hiểm xác định vị trí và nghiên cứu 15 con chó hoang ở vùng cao nguyên Papua xa xôi phía tây Indonesia.
Họ quay trở lại nghiên cứu khu vực vào năm 2018 để thu thập mẫu vật sinh học nhằm xác nhận những con chó hoang cao nguyên có phải là tổ tiên của chó biết hát hay không.
Kết quả so sánh ADN lấy từ mẫu máu thu thập ở hai quần thể chó cho thấy chúng có trình tự gene rất giống nhau và có quan hệ gần gũi với nhau hơn bất kỳ giống chó nào khác, theo nghiên cứu công bố hôm 31/8 trên tạp chí PNAS.
Dù hệ gene của chúng không giống nhau hoàn toàn, nhóm nghiên cứu cho rằng chó cao nguyên chính là chó biết hát New Guinea hoang dã.
Đồng tác giả nghiên cứu, nhà di truyền học Elaine Ostrander, giải thích rằng bộ gene của chó biết hát New Guinea đã bị suy giảm vì giao phối cận huyết và bộ gene của chó hoang vùng cao chứa các thông tin từ chó làng địa phương.
Tuy nhiên, điều đó sẽ làm cho chúng trở thành “một quần thể tuyệt vời cho sinh học bảo tồn”. Bị cản trở bởi nhiều năm giao phối cận huyết, các nhà nghiên cứu lo ngại rằng những con chó hát bị nuôi nhốt có thể sớm gặp khó khăn trong việc sinh sản.
Nếu chúng có thể được lai tạo với những con chó vùng cao, nó có thể bảo tồn dân số và giữa lại lại một số đa dạng di truyền đã bị mất đi trong nhiều năm bị nuôi nhốt.
Cũng có thể nghiên cứu sâu hơn về bộ gene của chó biết hát có thể tiết lộ cách thức những con chó duy trì giọng hát “không khác những gi chúng ta từng nghe trong tự nhiên”.
New Guinea là hòn đảo lớn thứ hai trên thế giới. Nửa phía đông của đảo là Papua New Guinea trong khi nửa phía tây thuộc Indonesia gọi là Papua. Chó biết hát được mô tả lần đầu tiên sau khi giới nghiên cứu tìm thấy một cá thể ở độ cao khoảng 2.100m tại tỉnh Trung tâm của Papua New Guinea năm 1897.