Tục lệ ăn xương người chết
Yanomami là một bộ lạc sống tương đối tách biệt trong cánh rừng nhiệt đới Amazon, thuộc khu vực giáp ranh Venezuela và Brazil.
Theo truyền thống từ xa xưa, người dân trong bộ tộc này rất coi trọng hủ tục kinh dị này bởi họ tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia.
|
Người Yanomami dùng tro người chết để nấu cháo. |
Khi một người trong bộ tộc chết, thi thể của họ sẽ được hỏa táng thay vì chôn cất bởi người Yanomami tin rằng chỉ có làm như vậy, linh hồn của người chết mới được siêu thoát. Cái xác cũng phải được thiêu nhanh nhất có thể bởi nếu không linh hồn đó sẽ trở lại và ám ảnh người thân của họ.
Sau khi hỏa táng, phần tro cốt sẽ được thành bột sẽ đựng trong vỏ của một loại quả khô và được cất giữ ở một nơi trang trọng trong nhà. Khoảng một năm sau, người Yanomami sẽ đem tro cốt người chết ra để nấu món súp chuối như một nghi lễ tưởng nhớ người đã mất.
Họ cho rằng chỉ có điều đó mới giúp lưu giữ lại một phần thân thể của người đã ra đi và để người thân của họ được tiếp thêm sức mạnh trên đường sang thế giới bên kia.
Tục lệ cắt ngón tay của bộ lạc Dani
Dani là một bộ tộc sinh sống ở vùng đất màu mỡ trong thung lũng Baliem, Tây Papua, New Guinea, Indonesia.
Đây được coi là bộ tộc ở trần hoang dã nhất hành tinh còn sót lại vì tập tục sinh hoạt cũng như những hủ tục rợn người.
Mỗi khi người thân yêu của một thành viên trong bộ tộc qua đời, những người còn lại sẽ phải cắt đi ngón tay đồng thời bôi tro lên mặt để bày tỏ sự đau đớn trước sự ra đi đó.
|
Cắt ngón tay chôn cùng thi thể người chết. |
Những ngón tay bị cắt này sẽ được chôn cùng với xác người chết để đại diện cho tình yêu của họ với người đã khuất.
Với người Dani, điều này tượng trưng cho tâm hồn và thể xác của người còn sống sẽ luôn song hành cùng người chết để họ không phải cô đơn ở bên kia thế giới.
Dùng kiến đạn để chứng minh sự trưởng thành
Có nhiều cách để chứng minh sự trưởng thành nhưng không ở đâu lại đau đớn như ở Satere Mawe, bộ tộc nằm ở khu vực rừng Amazon, Brazil.
Đối với người dân bộ tộc này, nếu muốn trở thành đàn ông “đích thực”, các cậu bé sẽ phải trải qua nỗi đau đớn khi bị cả một đàn kiến đốt vào tay.
Để chuẩn bị cho nghi lễ đau đớn này, những người đàn ông lớn tuổi trong bộ tộc sẽ có trách nhiệm đi tìm và bắt kiến đạn, một trong những loại côn trùng đốt đau nhất thế giới.
Sau khi bị bắt đàn kiến đạn này sẽ được đánh thuốc mê và đặt trong một chiếc găng tay làm bằng lá cây.
Các cậu bé sau đó phải mang chiếc găng tay này ngay khi đàn kiến hung tợn tỉnh dậy. Nghi thức này sẽ kéo dài trong mười phút, thời gian đủ để có thể cảm nhận được nỗi đau như đạn xuyên qua da thịt do kiến đạn “mang lại”.
Mặc dù đau đớn là vậy, các cậu bé sẽ phải trải qua nỗi đau này 20 lần để được công nhận là người đàn ông thực thụ.
Xiên giáo qua lưỡi
Đây là phong tục truyền thống bao đời nay của lễ hội Thaipusam xuất phát từ Ấn Độ. Họ kỉ niệm ngày ra đời của Chúa Murugan bằng cách dùng ngọn giáo nhọn đâm xuyên qua 2 bên má hoặc lưỡi của họ.
Theo thời gian lễ hội này ngày càng trở nên đa sắc và “đẫm máu hơn”. Thay vì chỉ đơn giản xuyên giáo qua lưỡi, nhiều người thậm chí còn móc những sợi dây nhọn vào các phần cơ thể như đầu, trán, ngực hoặc lấy những vòng tròn kim loại nhỏ, mảnh đâm xuyên khắp cơ thể mình.
|
Tập tục xiên giáo qua lưỡi ở Ấn Độ. |
Không chỉ bó hẹp trong phạm vi Ấn Độ, ngày nay tục lệ này cũng đã bắt đầu xuất hiện ở Sri Lanka, Malaysia, Mauritius, Singapore, Thái Lan và Myanmar.