Hai tháng trước, nước Pháp đã trải qua tháng 5 nóng nhất lịch sử với mức cao kỷ lục ở một số thành phố. Tháng 6, Pháp lại tiếp tục hứng chịu đợt nắng nóng mùa xuân, lan rộng đến Tây Ban Nha, Ý và các nước khác.Đến tháng 7, Ba Lan và các khu vực khác của Đông Âu cũng phải hứng chịu một đợt nắng nóng khắc nghiệt tương tự.Hiện nhiệt độ trên khắp châu Âu đang tăng vọt trở lại. Cháy rừng do sức nóng đang bùng phát ở nhiều quốc gia, và phần lớn lục địa đang trong cơn hạn hán kéo dài.Vào ngày 19/7, Vương quốc Anh đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay, song vẫn còn hai tháng nữa mới kết thúc hè.Các nhà khoa học cho biết nắng nóng khắc nghiệt kéo dài trong năm nay nằm trong xu hướng biến đổi thời tiết trên toàn cầu. Các đợt nắng nóng ở châu Âu đang gia tăng về tần suất và cường độ với tốc độ nhanh hơn hầu hết các khu vực khác trên thế giới, kể cả miền Tây nước Mỹ.Sự nóng lên toàn cầu đóng một vai trò nào đó gây ra làn sóng nhiệt này, giống như trong các đợt nắng nóng trên khắp thế giới, vì nhiệt độ trung bình cao hơn khoảng 1.1 độ C so với vào cuối thế kỷ 19.Ngoài ra còn có một số yếu tố khác liên quan đến sự hoàn lưu của khí quyển và đại dương, có thể khiến châu Âu trở thành trung tâm của sóng nhiệt.Nguyên nhân một phần tình trạng nắng nóng như “địa ngục” tại Anh và xứ Wales ghi nhận trong ngày 18/7 được cho là do một vùng áp suất khí quyển thấp quẩn quanh ngoài khơi bờ biển Bồ Đào Nha trong nhiều ngày.Các vùng áp suất thấp có xu hướng hút không khí về phía chúng. Trong trường hợp này, vùng áp suất thấp đã liên tục hút không khí từ Bắc Phi về phía nó và vào châu Âu.Trong một nghiên cứu xuất bản vào tháng này, nhà nghiên cứu phát hiện trong 40 năm qua, sóng nhiệt ở châu Âu gia tăng về tần suất và cường độ. Xu hướng gia tăng này có liên quan đến những thay đổi trong dòng khí. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều đợt sóng nhiệt ở châu Âu xảy ra khi dòng khí bị chia đôi, để lại một khoảng gió yếu và không khí áp suất cao giữa hai luồng khí bị tách ra, dẫn đến sự tích tụ nhiệt cực cao. Ngoài ra, có thể có những lý do khác mà châu Âu đang chứng kiến các đợt nắng nóng nhiều và dai dẳng hơn, chẳng hạn như hiện tượng ấm lên ở Bắc Cực với tốc độ nhanh hơn cùng với chênh lệch nhiệt độ giữa nó và Xích đạo giảm xuống, dẫn đến giảm gió mùa hè. Không những vậy, thay đổi của một trong những dòng hải lưu lớn trên thế giới, Dòng chảy ngược kinh tuyến Đại Tây Dương, cũng có khả năng ảnh hưởng đến khí hậu của châu Âu.
Hai tháng trước, nước Pháp đã trải qua tháng 5 nóng nhất lịch sử với mức cao kỷ lục ở một số thành phố. Tháng 6, Pháp lại tiếp tục hứng chịu đợt nắng nóng mùa xuân, lan rộng đến Tây Ban Nha, Ý và các nước khác.
Đến tháng 7, Ba Lan và các khu vực khác của Đông Âu cũng phải hứng chịu một đợt nắng nóng khắc nghiệt tương tự.
Hiện nhiệt độ trên khắp châu Âu đang tăng vọt trở lại. Cháy rừng do sức nóng đang bùng phát ở nhiều quốc gia, và phần lớn lục địa đang trong cơn hạn hán kéo dài.
Vào ngày 19/7, Vương quốc Anh đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay, song vẫn còn hai tháng nữa mới kết thúc hè.
Các nhà khoa học cho biết nắng nóng khắc nghiệt kéo dài trong năm nay nằm trong xu hướng biến đổi thời tiết trên toàn cầu. Các đợt nắng nóng ở châu Âu đang gia tăng về tần suất và cường độ với tốc độ nhanh hơn hầu hết các khu vực khác trên thế giới, kể cả miền Tây nước Mỹ.
Sự nóng lên toàn cầu đóng một vai trò nào đó gây ra làn sóng nhiệt này, giống như trong các đợt nắng nóng trên khắp thế giới, vì nhiệt độ trung bình cao hơn khoảng 1.1 độ C so với vào cuối thế kỷ 19.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác liên quan đến sự hoàn lưu của khí quyển và đại dương, có thể khiến châu Âu trở thành trung tâm của sóng nhiệt.
Nguyên nhân một phần tình trạng nắng nóng như “địa ngục” tại Anh và xứ Wales ghi nhận trong ngày 18/7 được cho là do một vùng áp suất khí quyển thấp quẩn quanh ngoài khơi bờ biển Bồ Đào Nha trong nhiều ngày.
Các vùng áp suất thấp có xu hướng hút không khí về phía chúng. Trong trường hợp này, vùng áp suất thấp đã liên tục hút không khí từ Bắc Phi về phía nó và vào châu Âu.
Trong một nghiên cứu xuất bản vào tháng này, nhà nghiên cứu phát hiện trong 40 năm qua, sóng nhiệt ở châu Âu gia tăng về tần suất và cường độ. Xu hướng gia tăng này có liên quan đến những thay đổi trong dòng khí.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều đợt sóng nhiệt ở châu Âu xảy ra khi dòng khí bị chia đôi, để lại một khoảng gió yếu và không khí áp suất cao giữa hai luồng khí bị tách ra, dẫn đến sự tích tụ nhiệt cực cao.
Ngoài ra, có thể có những lý do khác mà châu Âu đang chứng kiến các đợt nắng nóng nhiều và dai dẳng hơn, chẳng hạn như hiện tượng ấm lên ở Bắc Cực với tốc độ nhanh hơn cùng với chênh lệch nhiệt độ giữa nó và Xích đạo giảm xuống, dẫn đến giảm gió mùa hè.
Không những vậy, thay đổi của một trong những dòng hải lưu lớn trên thế giới, Dòng chảy ngược kinh tuyến Đại Tây Dương, cũng có khả năng ảnh hưởng đến khí hậu của châu Âu.