Năm 2014, nhà dự báo thời tiết Évelyne Dhéliat dã dự báo rằng đến tháng 8/2050, nhiều vùng ở Pháp sẽ có nhiệt độ lên tới 43 độ C do biến đổi khí hậu.Thế nhưng, cảnh báo đáng sợ này đã đến sớm tới 30 năm. Nước Pháp hiện tại đang trải qua một đợt nắng nóng gay gắt và ghi nhận mức nhiệt độ 40 độ C đến sớm nhất trong lịch sử.Cuối tuần vừa rồi, các thành phố ở Pháp như Nantes và Tours đạt mốc 43 độ C. Ở Paris, ngày thứ Bảy vừa rồi có thể được coi là ngày tháng 6 nóng nhất tính cho đến nay, với nhiệt độ lên tới 38 - 39 độ C.Ở khắp châu Âu, trời cũng đang rất nóng. Một số thành phố ở Tây Ban Nha đạt mức nhiệt độ 43 độ C, còn ở Madrid và Barcelona, nhiệt độ lên tới 40 độ C. Tại Anh, trong vài ngày vừa rồi, nhiệt độ cao nhất lên đến 32 độ C ở London.Theo các nhà khoa học, các đợt nắng nóng ở châu Âu diễn ra những năm gần đây là hậu quả của biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên. Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính do hoạt động của con người đang làm gia tăng mức độ, cường độ và kéo dài thời gian của mỗi đợt nóng cũng như tần suất lặp lại của những đợt nóng này.Cơ quan y tế tại các quốc gia này đã cảnh báo người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe trong thời tiết nắng nóng. Nếu con người tiếp xúc với ánh nắng quá lâu trong bối cảnh nhiệt độ cao như vậy sẽ cực kỳ nguy hiểm.Theo Tổ chức Y tế thế giới, nhiệt độ quá cao sẽ gây mệt mỏi cho cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp và tim mạch.Nắng nóng cũng gây ra những vụ cháy nguy hiểm. Ở Tây Ban Nha, lính cứu hỏa đã phải dập vài đám cháy trên cả nước do thời tiết nắng nóng, khô hạn gây ra.Một đám cháy hậu quả tồi tệ nhất đã khiến 14 ngôi làng phải sơ tán, và tái ổn định lại cho vài trăm người dân ở Sierra de la Culebra, một dãy núi ở vùng Castilla y Léon gần biên giới với Bồ Đào Nha.Theo các nhà chức trách địa phương, một số người đã không thể quay trở về nhà do lửa lan rộng. Những ngọn lửa khổng lồ quét qua Tây Ban Nha đã thiêu rụi 20.000 hectare đất.Ở Bắc Italy, một số thị trấn đã phải phân phối nước và vùng bắc Lombardy đã định tuyên bố tình trạng thảm họa do đợt khô hạn kỷ lục đe dọa mùa màng.Clare Nullis, phát ngôn viên của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ở Geneva, Thụy Sỹ nhấn mạnh:" "Những gì chúng ta chứng kiến hôm nay mới là khúc dạo đầu của tương lai".Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Năm 2014, nhà dự báo thời tiết Évelyne Dhéliat dã dự báo rằng đến tháng 8/2050, nhiều vùng ở Pháp sẽ có nhiệt độ lên tới 43 độ C do biến đổi khí hậu.
Thế nhưng, cảnh báo đáng sợ này đã đến sớm tới 30 năm. Nước Pháp hiện tại đang trải qua một đợt nắng nóng gay gắt và ghi nhận mức nhiệt độ 40 độ C đến sớm nhất trong lịch sử.
Cuối tuần vừa rồi, các thành phố ở Pháp như Nantes và Tours đạt mốc 43 độ C. Ở Paris, ngày thứ Bảy vừa rồi có thể được coi là ngày tháng 6 nóng nhất tính cho đến nay, với nhiệt độ lên tới 38 - 39 độ C.
Ở khắp châu Âu, trời cũng đang rất nóng. Một số thành phố ở Tây Ban Nha đạt mức nhiệt độ 43 độ C, còn ở Madrid và Barcelona, nhiệt độ lên tới 40 độ C. Tại Anh, trong vài ngày vừa rồi, nhiệt độ cao nhất lên đến 32 độ C ở London.
Theo các nhà khoa học, các đợt nắng nóng ở châu Âu diễn ra những năm gần đây là hậu quả của biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên. Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính do hoạt động của con người đang làm gia tăng mức độ, cường độ và kéo dài thời gian của mỗi đợt nóng cũng như tần suất lặp lại của những đợt nóng này.
Cơ quan y tế tại các quốc gia này đã cảnh báo người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe trong thời tiết nắng nóng. Nếu con người tiếp xúc với ánh nắng quá lâu trong bối cảnh nhiệt độ cao như vậy sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, nhiệt độ quá cao sẽ gây mệt mỏi cho cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp và tim mạch.
Nắng nóng cũng gây ra những vụ cháy nguy hiểm. Ở Tây Ban Nha, lính cứu hỏa đã phải dập vài đám cháy trên cả nước do thời tiết nắng nóng, khô hạn gây ra.
Một đám cháy hậu quả tồi tệ nhất đã khiến 14 ngôi làng phải sơ tán, và tái ổn định lại cho vài trăm người dân ở Sierra de la Culebra, một dãy núi ở vùng Castilla y Léon gần biên giới với Bồ Đào Nha.
Theo các nhà chức trách địa phương, một số người đã không thể quay trở về nhà do lửa lan rộng. Những ngọn lửa khổng lồ quét qua Tây Ban Nha đã thiêu rụi 20.000 hectare đất.
Ở Bắc Italy, một số thị trấn đã phải phân phối nước và vùng bắc Lombardy đã định tuyên bố tình trạng thảm họa do đợt khô hạn kỷ lục đe dọa mùa màng.
Clare Nullis, phát ngôn viên của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ở Geneva, Thụy Sỹ nhấn mạnh:" "Những gì chúng ta chứng kiến hôm nay mới là khúc dạo đầu của tương lai".