Đài quan sát động lực học Mặt trời (SDO) của NASA đã bắt gặp Mặt trời "mỉm cười". Trong thông báo trên Twitter vào tháng 10 vừa qua, NASA viết: và lập tức thông báo: "Đài quan sát động lực học Mặt trời của NASA đã bắt gặp Mặt trời "mỉm cười". Nhìn dưới ánh sáng cực tím, những mảng tối này trên Mặt trời được gọi là lỗ vành nhật hoa và là những vùng mà gió Mặt trời thổi nhanh ra ngoài không gian".Sau khi bức ảnh Mặt trời "mỉm cười" được công bố, công chúng vô cùng quan tâm và tò mò chuyện gì đã xảy đến với Mặt trời."Nụ cười" được nhìn thấy trên bề mặt Mặt trời được giải thích là hình ảnh của ba vùng tối hơn. Tuy nhiên, đây không phải là những vết đen mà là lỗ vành nhật hoa. Vì vết đen Mặt trời có từ trường quay ngược trở lại chính chúng trong khi các lỗ vành nhật hoa là cấu trúc đường từ trường mở cho phép gió Mặt trời dễ dàng thoát ra ngoài.Mới đây, giáo sư vật lý Brian Keating công tác tại Đại học California, Mỹ cho hay lỗ vành nhật hoa là chùm tia gió Mặt trời tích điện, “có thể gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng cho bầu khí quyển Trái đất.Ông Keating cho biết thêm, mắt và miệng của “nụ cười” Mặt trời là những mảng ngoài cùng của một ngôi sao đã nguội đi vài trăm độ.Khi các luồng gió thổi vào bầu khí quyển của Trái đất, chúng có thể tạo ra hiện tượng cực quang tuyệt đẹp. Thế nhưng, đồng thời chúng có khả năng gây ra hiện tượng nhiễu viễn thông.Theo giáo sư Keating, sẽ cần một lượng đáng kể các hạt tích điện của Mặt trời để đến được Trái đất. Với mức độ tiếp xúc đủ lớn, chúng có thể có thể gây gián đoạn sóng truyền hình, đài phát thanh và các hình thức liên lạc khác tại các nước trên thế giới.Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, vụ nổ gió Mặt trời có thể tác động đến hệ thống lưới điện và gây ra sự cố mất điện trên diện rộng.Mời độc giả xem video: Những bức ảnh cận cảnh mặt trời nhất được công bố. Nguồn: THĐT1.
Đài quan sát động lực học Mặt trời (SDO) của NASA đã bắt gặp Mặt trời "mỉm cười". Trong thông báo trên Twitter vào tháng 10 vừa qua, NASA viết: và lập tức thông báo: "Đài quan sát động lực học Mặt trời của NASA đã bắt gặp Mặt trời "mỉm cười". Nhìn dưới ánh sáng cực tím, những mảng tối này trên Mặt trời được gọi là lỗ vành nhật hoa và là những vùng mà gió Mặt trời thổi nhanh ra ngoài không gian".
Sau khi bức ảnh Mặt trời "mỉm cười" được công bố, công chúng vô cùng quan tâm và tò mò chuyện gì đã xảy đến với Mặt trời.
"Nụ cười" được nhìn thấy trên bề mặt Mặt trời được giải thích là hình ảnh của ba vùng tối hơn. Tuy nhiên, đây không phải là những vết đen mà là lỗ vành nhật hoa. Vì vết đen Mặt trời có từ trường quay ngược trở lại chính chúng trong khi các lỗ vành nhật hoa là cấu trúc đường từ trường mở cho phép gió Mặt trời dễ dàng thoát ra ngoài.
Mới đây, giáo sư vật lý Brian Keating công tác tại Đại học California, Mỹ cho hay lỗ vành nhật hoa là chùm tia gió Mặt trời tích điện, “có thể gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng cho bầu khí quyển Trái đất.
Ông Keating cho biết thêm, mắt và miệng của “nụ cười” Mặt trời là những mảng ngoài cùng của một ngôi sao đã nguội đi vài trăm độ.
Khi các luồng gió thổi vào bầu khí quyển của Trái đất, chúng có thể tạo ra hiện tượng cực quang tuyệt đẹp. Thế nhưng, đồng thời chúng có khả năng gây ra hiện tượng nhiễu viễn thông.
Theo giáo sư Keating, sẽ cần một lượng đáng kể các hạt tích điện của Mặt trời để đến được Trái đất. Với mức độ tiếp xúc đủ lớn, chúng có thể có thể gây gián đoạn sóng truyền hình, đài phát thanh và các hình thức liên lạc khác tại các nước trên thế giới.
Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, vụ nổ gió Mặt trời có thể tác động đến hệ thống lưới điện và gây ra sự cố mất điện trên diện rộng.
Mời độc giả xem video: Những bức ảnh cận cảnh mặt trời nhất được công bố. Nguồn: THĐT1.