Câu chuyện luân hồi gây chấn động thế kỷ XX

Google News

Câu chuyện luân hồi được cho là kỳ lạ nhất là câu chuyện của Carl Edon, sinh ra tại Anh. Cậu không chỉ nhớ được kiếp trước của mình, mà còn biết được thời điểm mình sẽ "ra đi" trong kiếp này.

Carl Edon sinh ra ở Middlesbrough, Anh vào tháng 12/1972. Ngay từ khi chào đời, tóc của cậu đã có màu vàng khác với màu tóc nâu và mắt nâu của các anh chị em khác trong gia đình. Hơn nữa trên đùi phải của cậu còn có một vết bớt màu đỏ lấm tấm.

Tóc của cậu có màu vàng khác với tóc nâu và mắt nâu của anh chị em trong gia đình.

Kể từ khi lên 2 tuổi, Edon thường xuyên choàng tỉnh dậy sau giấc mơ và hét lên rằng: “Máy bay bị rơi, chân bị gãy, máu, máu không thể cầm được...”.

Mỗi lần như vậy, mẹ của cậu, bà Val, sẽ vỗ vào lưng để dỗ dành và trấn an cậu.
Nhưng Edon luôn khóc và nói: “Đó là sự thật, con đã chết như thế”. Sau đó, cậu chỉ vào vết bớt bên đùi rồi nói rằng đây là vết thương chí mạng của cậu lúc đó, cuối cùng vì mất máu quá nhiều mà chết. Cậu thậm chí còn buồn bã thốt lên: “Con sẽ chết một lần nữa trước khi bước sang tuổi 25”.
Tuy nhiên, lời nói này của cậu con trai khiến người mẹ cảm thấy bất an, chỉ có điều lúc đó cô cảm thấy con trai còn quá nhỏ, không phân biệt được đâu là mơ và đâu là thật mà thôi.

Lên 5 tuổi, Carl Edon rất thích vẽ. Cậu thường dành hàng giờ với cuốn sách tô màu, vẽ các hình dạng và hoa văn của riêng mình.

Một buổi sáng,bà Val thấy con trai chăm chú vẽ rất lâu, bà đến và ngỏ lời muốn xem bức tranh cậu vẽ.

Kỳ lạ thay, nó không phải là nét vẽ nguệch ngoạch của con trẻ, mà đường nét rất thẳng và gọn gàng. Nhưng bà không thể hiểu rõ ý nghĩa của nó là gì.

Edon giải thích rằng đây là những phù hiệu không quân của mình. Đầu tiên là một con đại bàng, đôi cánh của nó duỗi sang hai bên.

Bà Val đã rất kinh ngạc khi thấy con vẽ những phù hiệu Đức quốc xã (Ảnh: genk)

Nhưng trước khi Edon có thể mô tả biểu tượng tiếp theo, bà Val đã giật mình nhận ra. Đó là biểu tượng của Đức quốc xã. Có lẽ điều phi thường hơn cả là bức tranh mà ôngJim, cha cậu bé tìm thấy trong phòng ngủ của cậu ngay sau sinh nhật lần thứ 6. Đó là hình ảnh buồng lái của một chiếc máy bay hoàn chỉnh với tất cả các đồng hồ đo, thiết bị và cần gạt.

Edon chỉ vào một bàn đạp màu đỏ ở phía dưới và nói: "Đây là tay cầm để thả bom". Cậu nói thêm rằng đó là máy bay ném bom Messerschmitt mà mình đã bay trongThế chiến thứ 2.

Ông Jim hỏi: “Lúc đó con mặc bộ trang phục như thế nào?”

Edon trả lời: “Con mặc chiếc quần dài màu xám và đi ủng cao đến đầu gối, khoác chiếc áo khoác màu đen”. Sau đó, ông Jim đã đến thư viện để kiểm tra và thấy rằng buồng lái, huy hiệu và quân phục của không quân Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai giống hệt như những gì được mô tả bởi con trai của mình.

(Ảnh minh họa)

Edon cho biết khi đó cậu mới 23 tuổi và đang ngồi trong buồng lái. Đột nhiên máy bay rung chuyển dữ dội, sau đó cậu nhìn thấy các tòa nhà trên mặt đất ập tới, khắp nơi xung quanh đều là các mảnh thủy tinh. Lúc đó cậu muốn mở cửa khoang máy bay để thoát thân nhưng chân bên phải đã bị đứt gãy, máu không ngừng chảy. Trong lúc hấp hối, cậu nhớ người vợ 19 tuổi đang chờ đợi ở quê nhà, trong tâm không khỏi cảm thấy vô cùng đau buồn.

Lúc Edon 9 tuổi, tờ báo địa phương đưa tin về câu chuyện xưa của cậu và nhanh chóng thu hút sự chú ý rộng rãi, thậm chí Tiến sĩ Lan Stevenson, chuyên gia nghiên cứu về luân hồi ở Mỹ cũng đến tìm hiểu. Nhưng đối với những manh mối quan trọng về tiền kiếp như tên và nơi ở,... Edon đều không nhớ rõ. Do vậy Tiến sĩ Stevenson không thể tìm được kiếp trước của cậu để xác minh sự kiện này là thật hay giả.

(Ảnh minh họa)

Tiến sĩ Lan Stevenson.

Tuy nhiên, Tiến sĩ vẫn quan sát thấy nhiều mối liên hệ khác nhau giữa Edon và kiếp trước của cậu. Ví dụ, giống như người Đức, cậu thích cà phê và xúc xích, trang phục vô cùng sạch sẽ gọn gàng, khi cậu đứng, lưng ngay thẳng và tay đặt gần đường may quần, giống như một người lính đã từng được huấn luyện.

Thậm chí, cậu còn bị một nhóm trẻ em tấn công vì “dáng đi ngỗng bước”, vốn là tư thế đi bộ đặc trưng của binh lính Đức trong Thế chiến thứ 2. Cậu còn được đặt cho biệt danh là “Đức quốc xã”. Điều này khiến cậu bé Edon cảm thấy rất khó chịu. Thời điểm đó, nào ai muốn bỏ lại người vợ yêu thương để ra nước ngoài ném bom, kết quả khiến bản thân bị chết nơi đất khách chứ? Nhưng khi ấy, cậu là một thanh niên Đức và không có lựa chọn nào khác.

Năm 13 tuổi, ký ức tiền kiếp của Edon đột nhiên biến mất. Năm 16 tuổi, cậu bỏ học và trở thành một công nhân đường sắt. Năm cậu 21 tuổi, Tiến sĩ Stevenson lại đến thăm. Lúc này, Edon trông như một chàng trai người Anh đích thực. Cậu vui vẻ nói rằng bản thân vừa mới đính hôn, dáng vẻ dường như đã thoát khỏi sự ám ảnh bởi tiền kiếp.

Vào mùa hè năm sau, Edon 22 tuổi, cậu cãi nhau với một đồng nghiệp tại nơi làm việc và bị đâm 37 nhát cho đến chết, nội tạng bị thủng gần hết, máu chảy đầy đất và cái chết của cậu rất thê thảm.

Sau khi biết tin, bố mẹ của Edon đã rất sốc và họ không khỏi buồn khi nhớ tới lúc còn nhỏ cậu từng nói rằng bản thân sẽ không sống đến 25 tuổi.

Hai năm sau, cách nơi Edon bị giết vài trăm mét, một nhóm công nhân đào cống đã đào được hài cốt của chiếc máy bay chiến đấu. Điều này một lần nữa khiến bố mẹ Edon bị sốc.

Đầu tiên các công nhân đào được một chiếc dù và xương ống chân phải. Sau đó, họ còn đào một hài cốt người trong máy bay chiến đấu với một chân phải bị mất, toàn bộ cơ thể được bao quanh bởi các mảnh thủy tinh. Các chuyên gia đã xác minh đây là máy bay ném bom của Đức bị rơi vào tháng 1/1942. Mọi người đều nghĩ ngay đến câu chuyện của Edon, vì nó quá giống với những gì Edon miêu tả khi còn nhỏ.

Hai năm sau, cách nơi Edon bị giết vài trăm mét, một nhóm công nhân đào cống đã đào được hài cốt của người lính trong máy bay chiến đấu.

Sau khi xác định được người chết là lính Đức – Heinrich Richter, các chuyên gia đã tìm thấy bức ảnh của anh và cũng mời cha mẹ của Edon tới kiểm tra. Chưa nhìn thấy thì chưa biết, vừa xem qua đã giật mình. Người thanh niên trong ảnh trông giống hệt Edon lúc trưởng thành. Chỉ cần liếc mắt qua là cha mẹ của Edon đã nhận ra ngay. Hóa ra những gì con nói lúc còn nhỏ đều là sự thật.

Người lính phi công trong Thế chiến thứ hai, Heinrich Richter, người mà Carl Edon tin rằng là mình của 'tiền kiếp'. (Ảnh: dailymail.co.uk)

Người lính phi công trong Thế chiến thứ hai, Heinrich Richter, người mà Carl Edon tin rằng là mình của "tiền kiếp". (Ảnh: dailymail.co.uk)

Điều kỳ lạ hơn nữa chính là đường bay của Richter vào ngày cuối cùng gần giống với đường đi vào ngày cuối cùng của Edon. Sau khi ném bom tại thị trấn nhỏ Skinningrove, Richter bay đến Middlesbrough dọc theo tuyến đường sắt và bị bắn hạ. Edon khi ấy cũng đang làm việc tại một chuyến tàu trên tuyến đường tương tự,sau đóbị đồng nghiệp đâm rồi rơi xuống vị trí không xa nơi cậu đã chết ở kiếp trước. Một lần nữa cậu bỏ lại vị hôn thê và rời đi một mình.

Tất cả những sự trùng hợp đáng kinh ngạc đã khiến câu chuyện của Edon một lần nữa trở thành tiêu đề nổi bật của các tờ báo và được gọi là câu chuyện luân hồi kỳ lạ nhất. 

Theo SHTT&ST

>> xem thêm

Bình luận(0)