Các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton vừa công bố lỗ đen mới phát hiện có tên gọi là V404 Cygni. Lỗ đen này “nóng giận”, hóa đỏ, phát ra nguồn năng lượng dữ dội gấp 1000 lần năng lượng Mặt trời. Không những thế, nó còn hung hăng "chén" sạch sẽ các ngôi sao xung quanh.
|
Nguồn ảnh: Reuters |
Lỗ đen V404 Cygni cách Trái đất chúng ta 7.800 năm ánh sáng. Nó là lỗ đen đầu tiên được phát hiện trong Thiên hà. Bức ảnh được các nhà khoa học chụp lại bằng máy ảnh ULTRACAM chụp siêu tốc.
Theo quan sát thì toàn bộ lỗ đen V404 Cygni bỗng dưng hóa đỏ trong nhấp nháy ở khoảng thời gian cực ngắn 24 mili giây.
“Bên cạnh việc lỗ đen này đùng đùng nổi giận hóa đỏ, nó còn phát ra năng lượng vũ trụ vô cùng mạnh, gấp 1000 lần năng lượng của Mặt trời..., Poshak Gandi, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
|
Nguồn ảnh: DSS2/sky-map.org/Gandhi et al. |
“Thời điểm lỗ đen V404 Cygni nóng giận được cho là thời khắc điên loạn đỉnh cao, nó vừa xoay, hướng về các ngôi sao lân cận và phun ra một nguồn năng lượng dữ dội sau đó thâu tóm các ngôi sao yếu ớt về phía mình và ăn sạch sẽ”…Quá trình "chén thịt" sao này diễn ra rất bài bản, đặc thù và cực kỳ nhanh gọn lẹ.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên mà người ta thấy lỗ đen V404 Cygni nổi giận hóa đỏ rồi ngốn sạch sao. Vào năm 1989, người ta cũng đã thấy cảnh tượng tương tự trên lỗ đen này.
Xem thêm video: Cận cảnh hố đen nuốt chửng một ngôi sao đi lạc (nguồn video: ttnv2013).