Một người dùng Facebook tại Hà Nội đã bị kẻ gian lừa chuyển tiền theo cách thức mới. Anh kể, ngày 11/1 anh nhận được tin nhắn hỏi vay tiền từ một người quen.Số tiền người này vay là 15 triệu đồng. Đang có chút nghi ngờ, thì kẻ gian lập tức gọi video. Nhìn thấy hình ảnh người quen, anh đã tin bạn đang cần tiền và lập tức chuyển ngay 15 triệu đồng.Mãi sau anh mới biết bạn bị mất Facebook và các cuộc gọi đều là giả. Chỉ có số tiền bị mất của anh là thật.Anh H.T ở Hà Nội cũng đã phải cảnh báo bạn bè trên Facebook với chiêu lừa đảo tinh vi của kẻ xấu. Kẻ xấu chuẩn bị sẵn ảnh hoặc video mà người dùng đăng tải trước đó, sau đó đưa lên trước camera để gọi videocall cho nạn nhân, nếu được yêu cầu.Các cuộc gọi này thường rất ngắn, chất lượng hình ảnh ở mức thấp, nên nạn nhân có thể nhìn thấy mặt, nhưng không thể nói chuyện và xác minh chính xác.Theo chuyên gia Ngô Việt Khôi, Giám đốc công nghệ công ty bảo mật SenSecures Vietnam, việc tạo ra các cuộc gọi video giả rất đơn giản. Khi kẻ gian xâm nhập được vào Facebook của một ai đó, hắn có thể lấy được rất nhiều ảnh chân dung của chủ Facebook. Từ những góc mặt khác nhau, sẽ tạo ra được một đoạn video về cử động mặt của chủ nhân.Một cách khác là video được tạo từ ảnh 3D mặt của nạn nhân. Hiện nay có nhiều ứng dụng cho phép tạo ra ảnh 3D từ một bức ảnh 2D và từ video này có thể tạo ra một cuộc gọi video giả. Đây hoàn toàn là hành vi lừa đảo, không cần kỹ năng của các tin tặc.Để tự bảo vệ mình trước các thủ đoạn trên, ông Khôi khuyên người dùng Facebook nên tự khó tính hơn khi đưa ra quyết định, bởi rất khó để mọi người nhận ra đây là một cuộc gọi video giả chỉ trong 5 giây.Khoản tiền vay thường khá lớn nên người được đề nghị vay cần gọi lâu hơn, ví dụ đặt thêm câu hỏi trong cuộc gọi là vay cho ai, bao giờ trả. Cuộc gọi kéo dài có thể làm lộ những điều bất thường. Đồng thời cần có thêm những cách xác nhận khác.Trong một buổi livestream về kiến thức an ninh mạng, HieuPC – chuyên gia của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia từng chia sẻ, việc lừa đảo trên mạng xuất phát từ việc có được sự tin tưởng của nạn nhân. Kẻ lừa đảo sẽ dành rất nhiều thời gian để theo dõi thói quen của nạn nhân.Do vậy với trường hợp cuộc gọi video giả, người bị mất Facebook vào tay kẻ xấu sẽ bị kẻ gian nghiên cứu cẩn thận để tạo video chân thực nhất, gắn liền với thói quen của họ và những người bạn bị nhờ vay tiền sẽ không nghi ngờ.Thời gian qua, nhiều hình thức "hack" nick cũng xuất hiện tại Việt Nam. Chiêu trò phổ biến là nhờ bình chọn cuộc thi, hoặc "tag" vào các bài viết gây sốc, sau đó yêu cầu người xem phải đăng nhập Facebook để thực hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là trang web phishing - có giao diện giống trang của Facebook. Khi người dùng nhập thông tin, chúng sẽ được gửi đến hacker.
Một người dùng Facebook tại Hà Nội đã bị kẻ gian lừa chuyển tiền theo cách thức mới. Anh kể, ngày 11/1 anh nhận được tin nhắn hỏi vay tiền từ một người quen.
Số tiền người này vay là 15 triệu đồng. Đang có chút nghi ngờ, thì kẻ gian lập tức gọi video. Nhìn thấy hình ảnh người quen, anh đã tin bạn đang cần tiền và lập tức chuyển ngay 15 triệu đồng.
Mãi sau anh mới biết bạn bị mất Facebook và các cuộc gọi đều là giả. Chỉ có số tiền bị mất của anh là thật.
Anh H.T ở Hà Nội cũng đã phải cảnh báo bạn bè trên Facebook với chiêu lừa đảo tinh vi của kẻ xấu. Kẻ xấu chuẩn bị sẵn ảnh hoặc video mà người dùng đăng tải trước đó, sau đó đưa lên trước camera để gọi videocall cho nạn nhân, nếu được yêu cầu.
Các cuộc gọi này thường rất ngắn, chất lượng hình ảnh ở mức thấp, nên nạn nhân có thể nhìn thấy mặt, nhưng không thể nói chuyện và xác minh chính xác.
Theo chuyên gia Ngô Việt Khôi, Giám đốc công nghệ công ty bảo mật SenSecures Vietnam, việc tạo ra các cuộc gọi video giả rất đơn giản. Khi kẻ gian xâm nhập được vào Facebook của một ai đó, hắn có thể lấy được rất nhiều ảnh chân dung của chủ Facebook. Từ những góc mặt khác nhau, sẽ tạo ra được một đoạn video về cử động mặt của chủ nhân.
Một cách khác là video được tạo từ ảnh 3D mặt của nạn nhân. Hiện nay có nhiều ứng dụng cho phép tạo ra ảnh 3D từ một bức ảnh 2D và từ video này có thể tạo ra một cuộc gọi video giả. Đây hoàn toàn là hành vi lừa đảo, không cần kỹ năng của các tin tặc.
Để tự bảo vệ mình trước các thủ đoạn trên, ông Khôi khuyên người dùng Facebook nên tự khó tính hơn khi đưa ra quyết định, bởi rất khó để mọi người nhận ra đây là một cuộc gọi video giả chỉ trong 5 giây.
Khoản tiền vay thường khá lớn nên người được đề nghị vay cần gọi lâu hơn, ví dụ đặt thêm câu hỏi trong cuộc gọi là vay cho ai, bao giờ trả. Cuộc gọi kéo dài có thể làm lộ những điều bất thường. Đồng thời cần có thêm những cách xác nhận khác.
Trong một buổi livestream về kiến thức an ninh mạng, HieuPC – chuyên gia của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia từng chia sẻ, việc lừa đảo trên mạng xuất phát từ việc có được sự tin tưởng của nạn nhân. Kẻ lừa đảo sẽ dành rất nhiều thời gian để theo dõi thói quen của nạn nhân.
Do vậy với trường hợp cuộc gọi video giả, người bị mất Facebook vào tay kẻ xấu sẽ bị kẻ gian nghiên cứu cẩn thận để tạo video chân thực nhất, gắn liền với thói quen của họ và những người bạn bị nhờ vay tiền sẽ không nghi ngờ.
Thời gian qua, nhiều hình thức "hack" nick cũng xuất hiện tại Việt Nam. Chiêu trò phổ biến là nhờ bình chọn cuộc thi, hoặc "tag" vào các bài viết gây sốc, sau đó yêu cầu người xem phải đăng nhập Facebook để thực hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là trang web phishing - có giao diện giống trang của Facebook. Khi người dùng nhập thông tin, chúng sẽ được gửi đến hacker.