Trái đất đang nóng lên với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong 1.000 năm vừa qua. Có nghĩa rằng hành tinh của chúng ta sẽ nóng lên với tốc độ gấp 20 lần tốc độ trung bình trong quá khứ trong vòng 100 năm tới, theo NASA.Dù chỉ mới là sự khởi đầu của hậu quả Trái đất nóng lên, nhưng từ đầu năm đến nay chúng ta đã phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan từ khắp nơi trên thế giới.Theo báo cáo mới được công bố của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hợp Quốc, kể cả khi nhân loại quyết tâm cắt giảm lượng khí nhà kính carbonic ngay từ hôm nay, nhiệt độ Trái đất vẫn sẽ tăng quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp trước năm 2040.“Chúng ta chỉ có thể giữ mức tăng nhiệt độ ở 1,5 độ C nếu cắt giảm phát thải trong thập niên tới. Nếu không, khi IPCC công bố báo cáo tiếp theo, mức 1,5 độ C chỉ là ước mơ xa vời”, tiến sĩ Joeri Rogelj, đồng tác giả cho biết.Trái đất tăng thêm 1,5 độ đồng nghĩa với nhiều thảm họa hơn sẽ xảy ra với toàn sinh vật. Gần một tỷ người sẽ phải thường xuyên đối mặt với những đợt nắng nóng chết người. Hàng trăm triệu người rơi vào cảnh thiếu nước ngọt do hạn hán. Nhiều loài sinh vật sẽ tuyệt chủng.Chúng ta có hy vọng mong manh ngăn thế giới nóng lên hơn nữa. Nếu các quốc gia có thể phối hợp để ngừng phát thải carbon ra không khí trước năm 2050 và trích xuất carbon từ không khí, mức tăng nhiệt độ 1,5 độ C có thể được duy trì.Nếu con người không thể tận dụng cơ hội này, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng. Con số này có thể lên đến 2, 3, thậm chí 4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.Nhiệt độ càng cao, khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt hay nắng nóng càng lớn. Nhiệt độ gia tăng còn khiến băng ở vùng cực tan chảy, khiến nước biển dâng cao, qua đó đe dọa đến sự tồn vong của một số quốc đảo giữa đại dương.Ngoài ra, điều này còn dẫn đến nguy cơ đưa biến đổi khí hậu đến mức độ “không thể đảo ngược”, mọi nỗ lực của con người sẽ sụp đổ. Nếu Trái Đất nóng lên 2 độ C, các thềm băng ở đảo Greenland và phía Tây Nam cực sẽ tan ra. Không có cách nào phục hồi chúng.Thập kỷ vừa qua là thập kỷ nóng nhất của Trái đất trong khoảng 125.000 năm. Băng trên Trái Đất đang tan chảy với tốc độ “chưa từng có trong ít nhất 2.000 năm trở lại đây".“Đây là báo động đỏ với nhân loại”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói.“Tiếng chuông cảnh báo đã ngân vang. Bằng chứng là không thể chối cãi: lượng khí nhà kính từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và chặt phá rừng đang bao phủ hành tinh, khiến hàng tỷ người đứng trước hiểm nguy ngay trước mắt”. ông cho biết.Mời các bạn xem video: Những bí ẩn về Trái đất chưa có lời giải đáp. Nguồn: Neews
Trái đất đang nóng lên với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong 1.000 năm vừa qua. Có nghĩa rằng hành tinh của chúng ta sẽ nóng lên với tốc độ gấp 20 lần tốc độ trung bình trong quá khứ trong vòng 100 năm tới, theo NASA.
Dù chỉ mới là sự khởi đầu của hậu quả Trái đất nóng lên, nhưng từ đầu năm đến nay chúng ta đã phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan từ khắp nơi trên thế giới.
Theo báo cáo mới được công bố của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hợp Quốc, kể cả khi nhân loại quyết tâm cắt giảm lượng khí nhà kính carbonic ngay từ hôm nay, nhiệt độ Trái đất vẫn sẽ tăng quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp trước năm 2040.
“Chúng ta chỉ có thể giữ mức tăng nhiệt độ ở 1,5 độ C nếu cắt giảm phát thải trong thập niên tới. Nếu không, khi IPCC công bố báo cáo tiếp theo, mức 1,5 độ C chỉ là ước mơ xa vời”, tiến sĩ Joeri Rogelj, đồng tác giả cho biết.
Trái đất tăng thêm 1,5 độ đồng nghĩa với nhiều thảm họa hơn sẽ xảy ra với toàn sinh vật. Gần một tỷ người sẽ phải thường xuyên đối mặt với những đợt nắng nóng chết người. Hàng trăm triệu người rơi vào cảnh thiếu nước ngọt do hạn hán. Nhiều loài sinh vật sẽ tuyệt chủng.
Chúng ta có hy vọng mong manh ngăn thế giới nóng lên hơn nữa. Nếu các quốc gia có thể phối hợp để ngừng phát thải carbon ra không khí trước năm 2050 và trích xuất carbon từ không khí, mức tăng nhiệt độ 1,5 độ C có thể được duy trì.
Nếu con người không thể tận dụng cơ hội này, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng. Con số này có thể lên đến 2, 3, thậm chí 4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Nhiệt độ càng cao, khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt hay nắng nóng càng lớn. Nhiệt độ gia tăng còn khiến băng ở vùng cực tan chảy, khiến nước biển dâng cao, qua đó đe dọa đến sự tồn vong của một số quốc đảo giữa đại dương.
Ngoài ra, điều này còn dẫn đến nguy cơ đưa biến đổi khí hậu đến mức độ “không thể đảo ngược”, mọi nỗ lực của con người sẽ sụp đổ. Nếu Trái Đất nóng lên 2 độ C, các thềm băng ở đảo Greenland và phía Tây Nam cực sẽ tan ra. Không có cách nào phục hồi chúng.
Thập kỷ vừa qua là thập kỷ nóng nhất của Trái đất trong khoảng 125.000 năm. Băng trên Trái Đất đang tan chảy với tốc độ “chưa từng có trong ít nhất 2.000 năm trở lại đây".
“Đây là báo động đỏ với nhân loại”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói.
“Tiếng chuông cảnh báo đã ngân vang. Bằng chứng là không thể chối cãi: lượng khí nhà kính từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và chặt phá rừng đang bao phủ hành tinh, khiến hàng tỷ người đứng trước hiểm nguy ngay trước mắt”. ông cho biết.