Theo nghiên cứu, khoảng 416 đến 332 triệu năm trước từ trường Trái đất bị suy yếu nghiêm trọng, khiến bức xạ vũ trụ tấn công mạnh mẽ. Giai đoạn đó được gọi là "lưỡng cực giữa Paleozoi thấp".Các nhà nghiên cứu từ Đại học Liverpool (Anh), Đại học Moscow (Nga) và Đại học Alberta (Canada) cho rằng đây là thủ phạm chính của đại tuyệt chủng ở ranh giới kỷ Devon-Carboniferous, khiến 50% thực vật và động vật biến mất khỏi Trái đất.Không những thế, các chuyên gia còn cảnh báo điều đó đã lặp lại và sẽ còn lặp lại. Một giai đoạn suy yếu từ trường khác xảy ra khoảng 120 triệu năm trước, và cũng liên quan đến một cuộc đại tuyệt chủng.Sự kiện này sẽ còn lặp lại nhiều lần trong lịch sử hành tinh, vì cứ 200 triệu năm từ trường Trái đất sẽ suy yếu 1 lần và có thể mang đến cuộc đại tuyệt chủng mới.Theo các nhà nghiên cứu, từ trường suy yếu có liên quan đến hiện tượng đảo ngược cực từ, tức Bắc Cực từ tính và Nam Cực từ tính sẽ đổi chỗ cho nhau.Hiện Trái đất đang có những dấu hiệu cảnh báo về một lần đảo ngược cực từ như thế: Bắc Cực từ tính đang rời xa khỏi Bắc Cực địa lý với tốc độ khoảng 50 km/năm.Từ trường của Trái đất từ lâu vẫn là tấm lá chắn giúp bảo vệ bầu khí quyển và các loài sinh vật khỏi tác động trực tiếp của các tia bức xạ Mặt Trời.Trái Đất có từ trường mạnh mẽ hơn nhiều hành tinh khác, do đó có thể chống lại bức xạ vũ trụ tốt, giúp sự sống dễ dàng được sinh ra và tiến hóa.Các nhà khoa học cảnh báo rằng nếu bức xạ Mặt trời tăng gấp đôi, nó có thể gây ra bệnh ung thư và khiến nhiều loài sinh vật chết, trong đó có cả con người.Tác động của các cơn bão Mặt trời đến mạng lưới điện tử cũng sẽ nguy hiểm hơn trước đây. Ngoài ra khí hậu của Trái đất cũng có thể bị thay đổi, một nghiên cứu khoa học mới đây tại Đan Mạch cho thấy thời tiết của Trái đất bị ảnh hưởng đáng kể bởi từ trường.Các nhà khoa học cho rằng sự thay đổi của các tia vũ trụ có ảnh hưởng đến số lượng các đám mây bao phủ Trái đất.Với việc những cơn gió Mặt Trời xuất hiện nhiều hơn, chúng ta sẽ thấy dấu hiệu rõ ràng nhất đó chính là xuất hiện nhiều hiện tượng Cực quang hơn. Và các cực quang này có thể nhìn thấy ở nhiều nơi khác ngoài hai vùng Bắc cực và Nam cực.Mời các bạn xem video: Những bí ẩn về Trái đất chưa có lời giải đáp. Nguồn: Neews
Theo nghiên cứu, khoảng 416 đến 332 triệu năm trước từ trường Trái đất bị suy yếu nghiêm trọng, khiến bức xạ vũ trụ tấn công mạnh mẽ. Giai đoạn đó được gọi là "lưỡng cực giữa Paleozoi thấp".
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Liverpool (Anh), Đại học Moscow (Nga) và Đại học Alberta (Canada) cho rằng đây là thủ phạm chính của đại tuyệt chủng ở ranh giới kỷ Devon-Carboniferous, khiến 50% thực vật và động vật biến mất khỏi Trái đất.
Không những thế, các chuyên gia còn cảnh báo điều đó đã lặp lại và sẽ còn lặp lại. Một giai đoạn suy yếu từ trường khác xảy ra khoảng 120 triệu năm trước, và cũng liên quan đến một cuộc đại tuyệt chủng.
Sự kiện này sẽ còn lặp lại nhiều lần trong lịch sử hành tinh, vì cứ 200 triệu năm từ trường Trái đất sẽ suy yếu 1 lần và có thể mang đến cuộc đại tuyệt chủng mới.
Theo các nhà nghiên cứu, từ trường suy yếu có liên quan đến hiện tượng đảo ngược cực từ, tức Bắc Cực từ tính và Nam Cực từ tính sẽ đổi chỗ cho nhau.
Hiện Trái đất đang có những dấu hiệu cảnh báo về một lần đảo ngược cực từ như thế: Bắc Cực từ tính đang rời xa khỏi Bắc Cực địa lý với tốc độ khoảng 50 km/năm.
Từ trường của Trái đất từ lâu vẫn là tấm lá chắn giúp bảo vệ bầu khí quyển và các loài sinh vật khỏi tác động trực tiếp của các tia bức xạ Mặt Trời.
Trái Đất có từ trường mạnh mẽ hơn nhiều hành tinh khác, do đó có thể chống lại bức xạ vũ trụ tốt, giúp sự sống dễ dàng được sinh ra và tiến hóa.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng nếu bức xạ Mặt trời tăng gấp đôi, nó có thể gây ra bệnh ung thư và khiến nhiều loài sinh vật chết, trong đó có cả con người.
Tác động của các cơn bão Mặt trời đến mạng lưới điện tử cũng sẽ nguy hiểm hơn trước đây. Ngoài ra khí hậu của Trái đất cũng có thể bị thay đổi, một nghiên cứu khoa học mới đây tại Đan Mạch cho thấy thời tiết của Trái đất bị ảnh hưởng đáng kể bởi từ trường.
Các nhà khoa học cho rằng sự thay đổi của các tia vũ trụ có ảnh hưởng đến số lượng các đám mây bao phủ Trái đất.
Với việc những cơn gió Mặt Trời xuất hiện nhiều hơn, chúng ta sẽ thấy dấu hiệu rõ ràng nhất đó chính là xuất hiện nhiều hiện tượng Cực quang hơn. Và các cực quang này có thể nhìn thấy ở nhiều nơi khác ngoài hai vùng Bắc cực và Nam cực.