Nhện lạc đà (Camel spider) là nhóm động vật chân khớp thuộc bộ Nhện lông (Solifugae), lớp hình nhện Arachnida. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1.000 loài thuộc 159 chi nhện lạc đà. Chúng chủ yếu phân bố ở vùng khí hậu ấm và khô hoặc vùng sa mạc khô cằn. Ảnh: D-Termination Pest Control.Nhện lạc đà không có tuyến độc, nhưng có thể tấn công và săn mồi là các loài động vật không xương sống khác, thằn lằn, chim và cả động vật có vú.... Thậm chí, chúng còn tấn công cả con người và các loài thú lớn, chủ yếu cho mục đích tự bảo vệ. Ảnh: A-Z Animals.Những con nhện này có chân kìm rất khỏe nên vết cắn có thể gây nhiễm trùng cho con người hoặc động vật khác bởi việc lây truyền các vi sinh vật, virus hoặc các vi nấm... Vết cắn bị nhiễm trùng nếu không được khử trùng cẩn thận. Ảnh: Phys.org.Theo trang Sinh vật rừng Việt Nam, ở Việt Nam chỉ có một loài nhện lạc đà duy nhất được biết đến là loài Dinorhax rostrumpsittaci, được một nhà khoa học Pháp ghi nhận vào cuối thế kỷ 19 ở cả Indonesia và Việt Nam từ mẫu con đực, nhưng cũng có nghi ngờ rằng loài này chỉ thực sự phân bố ở Việt Nam. Ảnh: Etsy.Đến năm 2018, nhóm nhà nghiên cứu từ Nhật Bản, Anh và Việt Nam đã xác nhận loài này phân bố tại một số vùng của Việt Nam và lần đầu tiên mô tả con cái bằng sử dụng cả hình thái học và sinh học phân tử. Ảnh: mattyacola / Instagram.Có màu đỏ nổi bật, nhện Dinorhax rostrumpsittaci được ghi nhận tại rất nhiều khu vực của Việt Nam, như: Khánh Hòa, Lâm Đồng (đã trực tiếp thu mẫu tại Di Linh, Lâm Đồng), Đồng Nai (đã thu mẫu tại Long Khánh, Đồng Nai), Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, TP HCM. Ảnh: Lopburi Exotic.Như đã đề cập ở trên, từng có ghi nhận loài nhện lạc đà này phân bố ở cả Indonesia. Nhưng sau hơn một thế kỷ, điều này chưa được các nhà khoa học xác nhận lại. Ảnh: Scorpo Hunter.Về mặt sinh thái, nhện Dinorhax rostrumpsittaci được phát hiện ở cả khu vực rừng trồng, rừng tự nhiên, khu vực trồng cây công nghiệp như, vườn tiêu, thậm chí bò vào nhà khi trời mưa lớn. Nhìn chung, chúng thường xuất hiện nhiều sau các trận mưa lớn đầu mùa. Ảnh: Sasagani_ya / X.Hiện chưa rõ về sinh cảnh sống, tập tính, sinh sản... Các dữ liệu trên gợi ý rằng chúng có thể sinh sống trong hang dưới đất, nên khi trời mưa, tổ bị ngập nước chúng bò ra ngoài. Ảnh: iNaturalist.Cũng theo các nhà nghiên cứu, nhện Dinorhax rostrumpsittaci thường xuất hiện vào ban đêm để kiếm ăn. Độc tính của chúng chưa được kiểm tra, nhưng có báo cáo về một số trường hợp bị nhiễm trùng sau khi bị cắn. Ảnh: Mạnh Nguyễn Vũ.Mời quý độc giả xem video: Xác định được loài Cua gây Ngộ Độc ở Thanh Hoá | Thời Sự VTV1.
Nhện lạc đà (Camel spider) là nhóm động vật chân khớp thuộc bộ Nhện lông (Solifugae), lớp hình nhện Arachnida. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1.000 loài thuộc 159 chi nhện lạc đà. Chúng chủ yếu phân bố ở vùng khí hậu ấm và khô hoặc vùng sa mạc khô cằn. Ảnh: D-Termination Pest Control.
Nhện lạc đà không có tuyến độc, nhưng có thể tấn công và săn mồi là các loài động vật không xương sống khác, thằn lằn, chim và cả động vật có vú.... Thậm chí, chúng còn tấn công cả con người và các loài thú lớn, chủ yếu cho mục đích tự bảo vệ. Ảnh: A-Z Animals.
Những con nhện này có chân kìm rất khỏe nên vết cắn có thể gây nhiễm trùng cho con người hoặc động vật khác bởi việc lây truyền các vi sinh vật, virus hoặc các vi nấm... Vết cắn bị nhiễm trùng nếu không được khử trùng cẩn thận. Ảnh: Phys.org.
Theo trang Sinh vật rừng Việt Nam, ở Việt Nam chỉ có một loài nhện lạc đà duy nhất được biết đến là loài Dinorhax rostrumpsittaci, được một nhà khoa học Pháp ghi nhận vào cuối thế kỷ 19 ở cả Indonesia và Việt Nam từ mẫu con đực, nhưng cũng có nghi ngờ rằng loài này chỉ thực sự phân bố ở Việt Nam. Ảnh: Etsy.
Đến năm 2018, nhóm nhà nghiên cứu từ Nhật Bản, Anh và Việt Nam đã xác nhận loài này phân bố tại một số vùng của Việt Nam và lần đầu tiên mô tả con cái bằng sử dụng cả hình thái học và sinh học phân tử. Ảnh: mattyacola / Instagram.
Có màu đỏ nổi bật, nhện Dinorhax rostrumpsittaci được ghi nhận tại rất nhiều khu vực của Việt Nam, như: Khánh Hòa, Lâm Đồng (đã trực tiếp thu mẫu tại Di Linh, Lâm Đồng), Đồng Nai (đã thu mẫu tại Long Khánh, Đồng Nai), Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, TP HCM. Ảnh: Lopburi Exotic.
Như đã đề cập ở trên, từng có ghi nhận loài nhện lạc đà này phân bố ở cả Indonesia. Nhưng sau hơn một thế kỷ, điều này chưa được các nhà khoa học xác nhận lại. Ảnh: Scorpo Hunter.
Về mặt sinh thái, nhện Dinorhax rostrumpsittaci được phát hiện ở cả khu vực rừng trồng, rừng tự nhiên, khu vực trồng cây công nghiệp như, vườn tiêu, thậm chí bò vào nhà khi trời mưa lớn. Nhìn chung, chúng thường xuất hiện nhiều sau các trận mưa lớn đầu mùa. Ảnh: Sasagani_ya / X.
Hiện chưa rõ về sinh cảnh sống, tập tính, sinh sản... Các dữ liệu trên gợi ý rằng chúng có thể sinh sống trong hang dưới đất, nên khi trời mưa, tổ bị ngập nước chúng bò ra ngoài. Ảnh: iNaturalist.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, nhện Dinorhax rostrumpsittaci thường xuất hiện vào ban đêm để kiếm ăn. Độc tính của chúng chưa được kiểm tra, nhưng có báo cáo về một số trường hợp bị nhiễm trùng sau khi bị cắn. Ảnh: Mạnh Nguyễn Vũ.
Mời quý độc giả xem video: Xác định được loài Cua gây Ngộ Độc ở Thanh Hoá | Thời Sự VTV1.