Sẻ đồng (Emberiza tristrami) dài 14-15 cm, là loài trú đông hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Sinh cảnh của chúng là bụi rậm bên trong các khu rừng trống, bìa rừng, rừng thứ sinh, độ cao 300-2.600 mét. Ảnh: eBird.Sẻ đồng mào (Emberiza lathami) dài 16-17 cm, là loài định cư không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc. Sinh cảnh của chúng là cây bụi, khu canh tác, bụi cỏ cao, thường di chuyển theo đàn. Ảnh: eBird.Sẻ đồng cổ xám (Emberiza buchanani) dài 15-16 cm, là loài trú đông và lang thang tại Đông Bắc và Nam Trung Bộ. Sinh cảnh của chúng là khu vực khô ráo trống trải, khu canh tác nông nghiệp, chỉ gặp ở vùng đất thấp. Ảnh: eBird.Sẻ đồng tai hung (Emberiza fucata) dài 15-16 cm, là loài trú đông không phổ biến đến phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Trung và Nam Trung Bộ. Sinh cảnh của chúng là các khu vực trống trải, khu canh tác, gần cánh đồng lúa, cây bụi ven đồi. Ảnh: eBird.Sẻ đồng lùn (Emberiza pusilla) dài 12-14 cm, là loài trú đông tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, ghi nhận di cư qua Đông Bắc. Sinh cảnh của chúng là rừng thứ sinh, đồng cỏ, cây bụi, khu canh tác. Ảnh: eBird.Sẻ đồng họng vàng (Emberiza elegans) dài 15 cm, là loài lang thang tại Trung Trung Bộ. Sinh cảnh của chúng là bìa rừng, cây bụi, nơi canh tác gần rừng. Ảnh: eBird.Sẻ đồng ngực vàng (Emberiza aureola) dài 15 cm, là loài trú đông hiếm tại Tây Bắc, Đông Bắc, Trung Trung Bộ và Nam Bộ, di cư qua Đông Bắc. Sinh cảnh của chúng là trảng cỏ, cây bụi nơi trống trải, nơi canh tác, rừng ngập mặn trong mùa di cư, thường gặp gần nước. Ảnh: eBird.Sẻ đồng hung (Emberiza rutila) dài 14-15 cm, là loài di cư trú đông trong cả nước. Sinh cảnh của chúng là các bụi rậm trong rừng trống, bìa rừng, cây bụi, trảng cỏ, tre nứa, nơi canh tác. Ảnh: eBird.Sẻ đồng mặt đen (Emberiza spodocephala) dài 14-15 cm, là loài trú đông hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Sinh cảnh của chúng là đồng cỏ, cây bụi, khu canh tác, thường gặp gần nước, chủ yếu ở vùng đất thấp. Ảnh: eBird.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Sẻ đồng (Emberiza tristrami) dài 14-15 cm, là loài trú đông hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Sinh cảnh của chúng là bụi rậm bên trong các khu rừng trống, bìa rừng, rừng thứ sinh, độ cao 300-2.600 mét. Ảnh: eBird.
Sẻ đồng mào (Emberiza lathami) dài 16-17 cm, là loài định cư không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc. Sinh cảnh của chúng là cây bụi, khu canh tác, bụi cỏ cao, thường di chuyển theo đàn. Ảnh: eBird.
Sẻ đồng cổ xám (Emberiza buchanani) dài 15-16 cm, là loài trú đông và lang thang tại Đông Bắc và Nam Trung Bộ. Sinh cảnh của chúng là khu vực khô ráo trống trải, khu canh tác nông nghiệp, chỉ gặp ở vùng đất thấp. Ảnh: eBird.
Sẻ đồng tai hung (Emberiza fucata) dài 15-16 cm, là loài trú đông không phổ biến đến phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Trung và Nam Trung Bộ. Sinh cảnh của chúng là các khu vực trống trải, khu canh tác, gần cánh đồng lúa, cây bụi ven đồi. Ảnh: eBird.
Sẻ đồng lùn (Emberiza pusilla) dài 12-14 cm, là loài trú đông tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, ghi nhận di cư qua Đông Bắc. Sinh cảnh của chúng là rừng thứ sinh, đồng cỏ, cây bụi, khu canh tác. Ảnh: eBird.
Sẻ đồng họng vàng (Emberiza elegans) dài 15 cm, là loài lang thang tại Trung Trung Bộ. Sinh cảnh của chúng là bìa rừng, cây bụi, nơi canh tác gần rừng. Ảnh: eBird.
Sẻ đồng ngực vàng (Emberiza aureola) dài 15 cm, là loài trú đông hiếm tại Tây Bắc, Đông Bắc, Trung Trung Bộ và Nam Bộ, di cư qua Đông Bắc. Sinh cảnh của chúng là trảng cỏ, cây bụi nơi trống trải, nơi canh tác, rừng ngập mặn trong mùa di cư, thường gặp gần nước. Ảnh: eBird.
Sẻ đồng hung (Emberiza rutila) dài 14-15 cm, là loài di cư trú đông trong cả nước. Sinh cảnh của chúng là các bụi rậm trong rừng trống, bìa rừng, cây bụi, trảng cỏ, tre nứa, nơi canh tác. Ảnh: eBird.
Sẻ đồng mặt đen (Emberiza spodocephala) dài 14-15 cm, là loài trú đông hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Sinh cảnh của chúng là đồng cỏ, cây bụi, khu canh tác, thường gặp gần nước, chủ yếu ở vùng đất thấp. Ảnh: eBird.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.