Nghiên cứu của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF) chỉ ra lớp băng ở Nam Cực dày trung bình 2.160m và điểm dày nhất lên tới 4.776m.Khác với Bắc cực với những tảng băng trên biển, Nam Cực ở Nam Bán cầu là lục địa. Theo đó, bên dưới lớp băng ở Nam Cực là vùng đất đá cổ xưa.Theo nghiên cứu của các chuyên gia, băng bao phủ khoảng 98% lục địa Nam Cực. Nơi đây chứa 27 triệu km3 nước đóng băng. Ước tính, nếu toàn bộ số băng này tan chảy thì sẽ khiến mực nước biển dâng cao khoảng 58m.Trong những năm qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã tới Nam Cực và thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm giải mã bí ẩn bên dưới lớp băng dày ở nơi đây.Trong đó, vào năm 2013, các chuyên gia đã sử dụng một lượng lớn dữ liệu về độ cao bề mặt, độ dày băng và địa hình nền đá do NASA và Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) thu thập bằng vệ tinh, máy bay, khảo sát trên bề mặt.Từ đó, nhóm nghiên cứu tạo ra bản đồ Bedmap2 cho thấy bên dưới lớp băng Nam Cực là một vùng đất gồ ghề với những dãy núi, hẻm núi và địa hình lởm chởm.Đến năm 2019, nhóm nghiên cứu đến từ BAS đã khoan lỗ băng ở Nam Cực với độ sâu hơn 2.000m nhưng chưa thể tiếp cận độ sâu lớn hơn. Do đó, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải mã bí ẩn bên dưới băng Nam Cực.Năm 2022, một nhóm nhà khoa học, trong đó có nghiên cứu sinh Austin Carter tại Viện Hải dương học Scripps, chia sẻ video về quá trình hạ camera xuống một lỗ khoan băng sâu 93m ở Đồi Allan, Đông Nam Cực.Giới nghiên cứu hy vọng với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, họ có thể chạm tới điểm dày nhất ở Nam Cực giúp giải mã thành công bí mật về vùng đất đá cổ xưa bên dưới lớp băng dày của nơi này.Mời độc giả xem video: Sông băng trên dãy Alps tan chảy với tốc độ kỷ lục. Nguồn: VTV24.
Nghiên cứu của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF) chỉ ra lớp băng ở Nam Cực dày trung bình 2.160m và điểm dày nhất lên tới 4.776m.
Khác với Bắc cực với những tảng băng trên biển, Nam Cực ở Nam Bán cầu là lục địa. Theo đó, bên dưới lớp băng ở Nam Cực là vùng đất đá cổ xưa.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, băng bao phủ khoảng 98% lục địa Nam Cực. Nơi đây chứa 27 triệu km3 nước đóng băng. Ước tính, nếu toàn bộ số băng này tan chảy thì sẽ khiến mực nước biển dâng cao khoảng 58m.
Trong những năm qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã tới Nam Cực và thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm giải mã bí ẩn bên dưới lớp băng dày ở nơi đây.
Trong đó, vào năm 2013, các chuyên gia đã sử dụng một lượng lớn dữ liệu về độ cao bề mặt, độ dày băng và địa hình nền đá do NASA và Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) thu thập bằng vệ tinh, máy bay, khảo sát trên bề mặt.
Từ đó, nhóm nghiên cứu tạo ra bản đồ Bedmap2 cho thấy bên dưới lớp băng Nam Cực là một vùng đất gồ ghề với những dãy núi, hẻm núi và địa hình lởm chởm.
Đến năm 2019, nhóm nghiên cứu đến từ BAS đã khoan lỗ băng ở Nam Cực với độ sâu hơn 2.000m nhưng chưa thể tiếp cận độ sâu lớn hơn. Do đó, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải mã bí ẩn bên dưới băng Nam Cực.
Năm 2022, một nhóm nhà khoa học, trong đó có nghiên cứu sinh Austin Carter tại Viện Hải dương học Scripps, chia sẻ video về quá trình hạ camera xuống một lỗ khoan băng sâu 93m ở Đồi Allan, Đông Nam Cực.
Giới nghiên cứu hy vọng với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, họ có thể chạm tới điểm dày nhất ở Nam Cực giúp giải mã thành công bí mật về vùng đất đá cổ xưa bên dưới lớp băng dày của nơi này.
Mời độc giả xem video: Sông băng trên dãy Alps tan chảy với tốc độ kỷ lục. Nguồn: VTV24.