Các nhà thiên văn học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho hay kính viễn vọng CHIME (Canadian Hydrogen Intensity Mapping Experiment) đặt tại British Columbia (Canada) đã phát hiện loạt chớp sóng vô tuyến (FRB) bí ẩn. Sự việc này làm dấy lên hoài nghi đó có thể là tín hiệu của người ngoài hành tinh gửi cho nhau hoặc cho nhân loại.Cụ thể, các chuyên gia thông tin loạt chớp sóng vô tuyến (FRB) lặp lại đều đặn trong 3 giây và đến từ thiên hà cách Trái Đất 3 tỷ năm ánh sáng.Các nhà thiên văn cho hay tín hiệu bí ẩn kéo dài 3 giây và kèm theo đó một loạt FRB lặp lại sau mỗi 0,2 giây.Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, các nhà khoa học đặt tên cho loạt chớp sóng vô tuyến (FRB) bí ẩn mới ghi nhân này mã FRB 20191221A.Các chuyên gia MIT nhận định đó là FRB lâu nhất, lặp lại đồng đều nhất từng được phát hiện từ trước cho đến nay.Hiện các nhà khoa học chưa thể xác định cụ thể nguồn gốc năng lượng của FRB 20191221A cũng như các FRB đã phát hiện trước đó.Dù vậy, các nhà thiên văn học suy đoán tín hiệu FRB có thể đến từ xung vô tuyến (radio pulsar) hoặc sao từ (magnetar).Đó là 2 dạng của sao neutron, được hình thành sau vụ nổ siêu tân tinh (supernova) - quá trình kết thúc vòng đời của một ngôi sao già. FRB mới ghi nhận có nguồn gốc từ một thiên hà cách Trái Đất vài tỷ năm ánh sáng.Daniele Michilli, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại MIT, cho hay không nhiều thứ trong vũ trụ phát ra tín hiệu tuần hoàn đều đặn. Những ví dụ mà chúng ta từng biết trong thiên hà gồm các xung vô tuyến và sao từ.Chúng xoay vòng rồi tạo ra chùm tia phát xạ tương tự ánh sáng từ hải đăng. Từ đó, các nhà nghiên cứu cho rằng tín hiệu FRB mới ghi nhận có thể bắt nguồn bởi sao từ hoặc xung của các tiểu hành tinh.Mời độc giả xem video: NASA đón khách du lịch lên trạm vũ trụ quốc tế ISS. Nguồn: THDT.
Các nhà thiên văn học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho hay kính viễn vọng CHIME (Canadian Hydrogen Intensity Mapping Experiment) đặt tại British Columbia (Canada) đã phát hiện loạt chớp sóng vô tuyến (FRB) bí ẩn. Sự việc này làm dấy lên hoài nghi đó có thể là tín hiệu của người ngoài hành tinh gửi cho nhau hoặc cho nhân loại.
Cụ thể, các chuyên gia thông tin loạt chớp sóng vô tuyến (FRB) lặp lại đều đặn trong 3 giây và đến từ thiên hà cách Trái Đất 3 tỷ năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn cho hay tín hiệu bí ẩn kéo dài 3 giây và kèm theo đó một loạt FRB lặp lại sau mỗi 0,2 giây.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, các nhà khoa học đặt tên cho loạt chớp sóng vô tuyến (FRB) bí ẩn mới ghi nhân này mã FRB 20191221A.
Các chuyên gia MIT nhận định đó là FRB lâu nhất, lặp lại đồng đều nhất từng được phát hiện từ trước cho đến nay.
Hiện các nhà khoa học chưa thể xác định cụ thể nguồn gốc năng lượng của FRB 20191221A cũng như các FRB đã phát hiện trước đó.
Dù vậy, các nhà thiên văn học suy đoán tín hiệu FRB có thể đến từ xung vô tuyến (radio pulsar) hoặc sao từ (magnetar).
Đó là 2 dạng của sao neutron, được hình thành sau vụ nổ siêu tân tinh (supernova) - quá trình kết thúc vòng đời của một ngôi sao già. FRB mới ghi nhận có nguồn gốc từ một thiên hà cách Trái Đất vài tỷ năm ánh sáng.
Daniele Michilli, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại MIT, cho hay không nhiều thứ trong vũ trụ phát ra tín hiệu tuần hoàn đều đặn. Những ví dụ mà chúng ta từng biết trong thiên hà gồm các xung vô tuyến và sao từ.
Chúng xoay vòng rồi tạo ra chùm tia phát xạ tương tự ánh sáng từ hải đăng. Từ đó, các nhà nghiên cứu cho rằng tín hiệu FRB mới ghi nhận có thể bắt nguồn bởi sao từ hoặc xung của các tiểu hành tinh.
Mời độc giả xem video: NASA đón khách du lịch lên trạm vũ trụ quốc tế ISS. Nguồn: THDT.