Từ khi được phát hiện lần đầu tiên năm 2001, chớp sóng vô tuyến (FRB) đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Các nhà thiên văn tìm thấy thêm hàng chục tín hiệu ngoài hành tinh FRB trong vài năm qua và thậm chí đưa ra nhiều suy đoán về nơi chúng bắt nguồn.Các sóng FRB xuất hiện rất nhanh và ngẫu nhiên, khiến cho việc theo dõi và nghiên cứu trở nên thực sự khó khăn. Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia từ ĐH Harvard và Trung tâm Vật lý thiên văn (CFA) của Smithsonia cho thấy FRB có thể không như tất cả chúng ta nghĩ.Theo đó, FRB đang phát ra liên tục mỗi giây ở một địa điểm nào đó trong vũ trụ. Anastasia Fialkov - người đứng đầu nghiên cứu của CFA cho biết: "Nếu như chúng tôi đúng về tần suất của FRB, nó sẽ giống như một sự kiện có ngôi sao nổi tiếng vậy, khi ánh đèn flash từ máy ảnh chớp tắt liên tục.""Nhưng thay vì những ánh flash, ở đây là sóng radio. Trong khi bạn đang đọc những dòng này, thì có tới hàng trăm FRB đang phát ra từ đâu đó ngoài vũ trụ." - Avi Loeb, đồng tác giả nghiên cứu bổ sung.Theo các nhà khoa học, chỉ cần nghiên cứu được một phần nhỏ trong số đó là đủ để ta nắm được nguồn gốc của chúng rồi.Để có được con số này, các chuyên gia đã lấy FRB 121102 (mã số của luồng sóng từ thiên hà cách chúng ta 3 tỉ năm ánh sáng) làm đại diện cho mọi luồng sóng trong ngân hà. 121102 được xác định vào năm 2002, và nhờ nó liên tục phát ra những đợt sóng lặp, khoa học đã tìm hiểu được không ít thông tin về chúng.Nhờ vậy, các chuyên gia đã thử lập mô hình, xác định xem có bao nhiêu FRB đang tồn tại trong vũ trụ. Kết quả thì như đã biết, con số nhiều đến mức chúng đang xảy ra từng giây.Tuy rằng nguồn gốc thực sự của các FRB chưa có kết luận rõ ràng, nhưng nhiều chuyên gia tin rằng chúng đến từ các thiên hà xa xôi, cách chúng ta hàng tỉ năm ánh sáng. Đó có thể là những "sản phẩm phụ" phát ra từ các ngôi sao neutron sở hữu từ trường cực mạnh.Theo Fialkov và Loeb, con người có thể sử dụng FRB để nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc và quá trình tiến hóa của vũ trụ.Hơn nữa, một lượng lớn FRB có thể được ứng dụng như các vệ tinh thăm dò vật chất khổng lồ từ các thiên hà xa xôi.Chúng ta sẽ có nhiều manh mối hơn về các thành phần cơ bản của vũ trụ, như vật chất thường, vật chất tối, năng lượng tối... Tất cả là nhờ FRB.“FRB giống như những chớp sáng cực mạnh có thể quan sát qua khoảng cách lớn. Nó cho phép chúng tôi nghiên cứu thuở bình minh của vũ trụ theo cách mới”, Fialkov nói.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Từ khi được phát hiện lần đầu tiên năm 2001, chớp sóng vô tuyến (FRB) đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Các nhà thiên văn tìm thấy thêm hàng chục tín hiệu ngoài hành tinh FRB trong vài năm qua và thậm chí đưa ra nhiều suy đoán về nơi chúng bắt nguồn.
Các sóng FRB xuất hiện rất nhanh và ngẫu nhiên, khiến cho việc theo dõi và nghiên cứu trở nên thực sự khó khăn. Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia từ ĐH Harvard và Trung tâm Vật lý thiên văn (CFA) của Smithsonia cho thấy FRB có thể không như tất cả chúng ta nghĩ.
Theo đó, FRB đang phát ra liên tục mỗi giây ở một địa điểm nào đó trong vũ trụ. Anastasia Fialkov - người đứng đầu nghiên cứu của CFA cho biết: "Nếu như chúng tôi đúng về tần suất của FRB, nó sẽ giống như một sự kiện có ngôi sao nổi tiếng vậy, khi ánh đèn flash từ máy ảnh chớp tắt liên tục."
"Nhưng thay vì những ánh flash, ở đây là sóng radio. Trong khi bạn đang đọc những dòng này, thì có tới hàng trăm FRB đang phát ra từ đâu đó ngoài vũ trụ." - Avi Loeb, đồng tác giả nghiên cứu bổ sung.
Theo các nhà khoa học, chỉ cần nghiên cứu được một phần nhỏ trong số đó là đủ để ta nắm được nguồn gốc của chúng rồi.
Để có được con số này, các chuyên gia đã lấy FRB 121102 (mã số của luồng sóng từ thiên hà cách chúng ta 3 tỉ năm ánh sáng) làm đại diện cho mọi luồng sóng trong ngân hà. 121102 được xác định vào năm 2002, và nhờ nó liên tục phát ra những đợt sóng lặp, khoa học đã tìm hiểu được không ít thông tin về chúng.
Nhờ vậy, các chuyên gia đã thử lập mô hình, xác định xem có bao nhiêu FRB đang tồn tại trong vũ trụ. Kết quả thì như đã biết, con số nhiều đến mức chúng đang xảy ra từng giây.
Tuy rằng nguồn gốc thực sự của các FRB chưa có kết luận rõ ràng, nhưng nhiều chuyên gia tin rằng chúng đến từ các thiên hà xa xôi, cách chúng ta hàng tỉ năm ánh sáng. Đó có thể là những "sản phẩm phụ" phát ra từ các ngôi sao neutron sở hữu từ trường cực mạnh.
Theo Fialkov và Loeb, con người có thể sử dụng FRB để nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc và quá trình tiến hóa của vũ trụ.
Hơn nữa, một lượng lớn FRB có thể được ứng dụng như các vệ tinh thăm dò vật chất khổng lồ từ các thiên hà xa xôi.
Chúng ta sẽ có nhiều manh mối hơn về các thành phần cơ bản của vũ trụ, như vật chất thường, vật chất tối, năng lượng tối... Tất cả là nhờ FRB.
“FRB giống như những chớp sáng cực mạnh có thể quan sát qua khoảng cách lớn. Nó cho phép chúng tôi nghiên cứu thuở bình minh của vũ trụ theo cách mới”, Fialkov nói.