Ngôi làng Asuka nằm ở quận Takaichi của tỉnh Nara, Nhật Bản là vùng đất cổ xưa với bề dày lịch sử. Một trong những điểm độc đáo nhất ở Asuka là những tảng đá granit được chạm khắc với hình dạng kỳ dị ở nhiều nơi khác nhau trong. Trong số này, tảng đá 800 tấn có tên Masuda-no-iwafune khiến nhiều người tò mò.Theo các chuyên gia, Masuda-no-iwafune còn có tên gọi khác là "con tàu đá của Masuda". Nó là tảng đá chạm khắc lớn nhất và khác thường nhất ở Asuka.Với chiều dài 11m, rộng 8m, cao 4,7m, mặt trên của tảng đá Masuda-no-iwafune nặng 800 tấn được người xưa làm phảng hoàn toàn, có 2 lỗ hổng hình vuông dài 1m và một đường gờ song song.Ở chân tảng đá Masuda-no-iwafune có những vết lõm hình mạng không rõ được người xưa chạm khắc với mục đích gì. Ai là người đã tạo ra nó, khi nào, tại sao?Trước bí ẩn này, các nhà khoa học nghiên cứu về lịch sử và tình tình khu vực nhằm tìm ra lời giải. Họ biết được Asuka có nguồn gốc từ Thời kỳ Tumulus (250 - 552).Tại địa điểm phát hiện tảng đá Masuda-no-iwafune, nhiều ngôi chùa, đền thờ được xây dựng. Từ đây, một giả thuyết cho rằng, tảng đá 800 tấn trên có thể do các Phật tử chạm khắc vì mục đích tôn giáo hoặc dùng trong nghi lễ nào đó.Thế nhưng, Masuda-no-iwafune không giống với bất cứ di tích Phật giáo nào từng được tìm thấy trên thế giới. Vì vậy, giả thuyết này không có tính xác thực.Một giả thuyết khác suy đoán mục đích người xưa tạo ra Masuda-no-iwafune liên quan đến tên gọi khác của tảng đá: "con tàu đá của Masuda". Theo quan điểm này, người xưa chạm khắc Masuda-no-iwafune với hình dáng kỳ lạ để tưởng nhớ việc xây dựng hồ Masuda - địa điểm có thật nằm gần đó mặc dù hiện hồ đã cạn nước.Quan điểm khác suy đoán tảng đá Masuda-no-iwafune có thể được sử dụng như một đài quan sát thiên văn. Người xưa có thể đứng trên đó để quan sát, ghi chép các chuyển động của các ngôi sao trên bầu trời.Thậm chí, một vài chuyên gia tin rằng, tảng đá Masuda-no-iwafune có thể là tàn tích của một ngôi mộ hoặc lối vào mộ cổ. Dù vậy, họ chưa tìm được bằng chứng để chứng minh nhận định này là chính xác.Mời độc giả xem video: Hàng trăm người lạy, sờ tảng đá lạ ở Long An. Nguồn: THĐT1.
Ngôi làng Asuka nằm ở quận Takaichi của tỉnh Nara, Nhật Bản là vùng đất cổ xưa với bề dày lịch sử. Một trong những điểm độc đáo nhất ở Asuka là những tảng đá granit được chạm khắc với hình dạng kỳ dị ở nhiều nơi khác nhau trong. Trong số này, tảng đá 800 tấn có tên Masuda-no-iwafune khiến nhiều người tò mò.
Theo các chuyên gia, Masuda-no-iwafune còn có tên gọi khác là "con tàu đá của Masuda". Nó là tảng đá chạm khắc lớn nhất và khác thường nhất ở Asuka.
Với chiều dài 11m, rộng 8m, cao 4,7m, mặt trên của tảng đá Masuda-no-iwafune nặng 800 tấn được người xưa làm phảng hoàn toàn, có 2 lỗ hổng hình vuông dài 1m và một đường gờ song song.
Ở chân tảng đá Masuda-no-iwafune có những vết lõm hình mạng không rõ được người xưa chạm khắc với mục đích gì. Ai là người đã tạo ra nó, khi nào, tại sao?
Trước bí ẩn này, các nhà khoa học nghiên cứu về lịch sử và tình tình khu vực nhằm tìm ra lời giải. Họ biết được Asuka có nguồn gốc từ Thời kỳ Tumulus (250 - 552).
Tại địa điểm phát hiện tảng đá Masuda-no-iwafune, nhiều ngôi chùa, đền thờ được xây dựng. Từ đây, một giả thuyết cho rằng, tảng đá 800 tấn trên có thể do các Phật tử chạm khắc vì mục đích tôn giáo hoặc dùng trong nghi lễ nào đó.
Thế nhưng, Masuda-no-iwafune không giống với bất cứ di tích Phật giáo nào từng được tìm thấy trên thế giới. Vì vậy, giả thuyết này không có tính xác thực.
Một giả thuyết khác suy đoán mục đích người xưa tạo ra Masuda-no-iwafune liên quan đến tên gọi khác của tảng đá: "con tàu đá của Masuda". Theo quan điểm này, người xưa chạm khắc Masuda-no-iwafune với hình dáng kỳ lạ để tưởng nhớ việc xây dựng hồ Masuda - địa điểm có thật nằm gần đó mặc dù hiện hồ đã cạn nước.
Quan điểm khác suy đoán tảng đá Masuda-no-iwafune có thể được sử dụng như một đài quan sát thiên văn. Người xưa có thể đứng trên đó để quan sát, ghi chép các chuyển động của các ngôi sao trên bầu trời.
Thậm chí, một vài chuyên gia tin rằng, tảng đá Masuda-no-iwafune có thể là tàn tích của một ngôi mộ hoặc lối vào mộ cổ. Dù vậy, họ chưa tìm được bằng chứng để chứng minh nhận định này là chính xác.
Mời độc giả xem video: Hàng trăm người lạy, sờ tảng đá lạ ở Long An. Nguồn: THĐT1.