Pháo đài Janjira nằm trên một hòn đảo nhỏ ở phía Tây bờ biển Ấn Độ, cách Mumbai khoảng 165km về phía Nam. Trong suốt hơn 500 năm, pháo đài này đã được các vị vua Siddi cai quản và đã phải chịu đựng các cuộc tấn công từ Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và Marathas, nhưng nó vẫn đứng vững.Pháo đài có một bức tường cao khoảng 12m và cho đến ngày nay nó vẫn giữ được hầu hết nguyên vẹn. Đây được coi là một trong những pháo đài không thể xâm chiếm của Ấn Độ.Pháo đài biển Janjira cũng là một kỳ quan kỹ thuật, bởi vì nó vẫn đứng vững với thời gian và đối mặt với nhiều cuộc tấn công từ các thế lực khác nhau suốt hàng trăm năm.Gaurav Gadgil,giáo sư sử học tại Học viện K.J.Somaiya, chia sẻ: "Nếu bạn quan sát kiến trúc của pháo đài, bạn sẽ nhận ra rằng đây là một công trình rất tinh vi. Các bức tường kéo dài gần tận rìa. Cổng vào không thể nhìn thấy từ xa"."Thậm chí sau khi tìm thấy cổng, việc xuống khỏi thuyền cũng gặp khó khăn, vì không có bến cảng. Bạn phải đi thẳng lên bậc thang ở cổng. Bên trong, pháo đài có nhiều cấu trúc nhô ra, mỗi cấu trúc được trang bị nhiều khẩu pháo, một số cấu trúc còn lớn hơn và trải dài trên một khoảng cách lớn (10km)", Gaurav nói thêm.Điều này làm cho pháo đài trở nên đặc biệt và là một trong những lý do mà nó không thể bị xâm chiếm. Người ta nói rằng những người muốn rời khỏi pháo đài sẽ nhận được một đồng xu mang biểu tượng từ binh lính ở cổng.Khi trở lại, đồng xu sẽ được kiểm tra như một loại "thẻ thông hành" và những người này có thể vào pháo đài. Nếu ai đánh mất hoặc quên đồng xu, họ sẽ bị giết ngay lập tức.Mặc dù bị biển Arab bao quanh, hòn đảo này có các suối nước ngọt để duy trì cuộc sống. Vào thế kỷ 20, có 550 gia đình sống trong pháo đài.Sau khi Ấn Độ giành được độc lập, pháo đài chính thức được giao cho chính quyền, và người quản lý đã chuyển đến lâu đài trên đất liền.Sau đó, các cư dân pháo đài đã gặp khó khăn và bắt đầu di chuyển ra Murud và các làng lân cận khác. Vào những năm 1980, những gia đình cuối cùng cũng rời khỏi đảo và chuyển đến đất liền.Mời quý độc giả xem video: Ngắm Trái đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.
Pháo đài Janjira nằm trên một hòn đảo nhỏ ở phía Tây bờ biển Ấn Độ, cách Mumbai khoảng 165km về phía Nam. Trong suốt hơn 500 năm, pháo đài này đã được các vị vua Siddi cai quản và đã phải chịu đựng các cuộc tấn công từ Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và Marathas, nhưng nó vẫn đứng vững.
Pháo đài có một bức tường cao khoảng 12m và cho đến ngày nay nó vẫn giữ được hầu hết nguyên vẹn. Đây được coi là một trong những pháo đài không thể xâm chiếm của Ấn Độ.
Pháo đài biển Janjira cũng là một kỳ quan kỹ thuật, bởi vì nó vẫn đứng vững với thời gian và đối mặt với nhiều cuộc tấn công từ các thế lực khác nhau suốt hàng trăm năm.
Gaurav Gadgil,giáo sư sử học tại Học viện K.J.Somaiya, chia sẻ: "Nếu bạn quan sát kiến trúc của pháo đài, bạn sẽ nhận ra rằng đây là một công trình rất tinh vi. Các bức tường kéo dài gần tận rìa. Cổng vào không thể nhìn thấy từ xa".
"Thậm chí sau khi tìm thấy cổng, việc xuống khỏi thuyền cũng gặp khó khăn, vì không có bến cảng. Bạn phải đi thẳng lên bậc thang ở cổng. Bên trong, pháo đài có nhiều cấu trúc nhô ra, mỗi cấu trúc được trang bị nhiều khẩu pháo, một số cấu trúc còn lớn hơn và trải dài trên một khoảng cách lớn (10km)", Gaurav nói thêm.
Điều này làm cho pháo đài trở nên đặc biệt và là một trong những lý do mà nó không thể bị xâm chiếm. Người ta nói rằng những người muốn rời khỏi pháo đài sẽ nhận được một đồng xu mang biểu tượng từ binh lính ở cổng.
Khi trở lại, đồng xu sẽ được kiểm tra như một loại "thẻ thông hành" và những người này có thể vào pháo đài. Nếu ai đánh mất hoặc quên đồng xu, họ sẽ bị giết ngay lập tức.
Mặc dù bị biển Arab bao quanh, hòn đảo này có các suối nước ngọt để duy trì cuộc sống. Vào thế kỷ 20, có 550 gia đình sống trong pháo đài.
Sau khi Ấn Độ giành được độc lập, pháo đài chính thức được giao cho chính quyền, và người quản lý đã chuyển đến lâu đài trên đất liền.
Sau đó, các cư dân pháo đài đã gặp khó khăn và bắt đầu di chuyển ra Murud và các làng lân cận khác. Vào những năm 1980, những gia đình cuối cùng cũng rời khỏi đảo và chuyển đến đất liền.
Mời quý độc giả xem video: Ngắm Trái đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.