Ngựa. Loài ngựa Akhal-Teke đổ mồ hôi có màu máu vốn được lưu truyền từ xa xưa tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Những con ngựa này được đặt tên "hãn huyết bảo mã". Tưởng như loài ngựa này chỉ có trong thần thoại hay truyện kể dân gian nhưng tháng 4/2011, một chuyên gia người Nhật Bản thông báo phát hiện ra những con ngựa có "mồ hôi máu" gần núi Thiên Sơn, Tân Cương, Trung Quốc đã thực sự gây chấn động dư luận thế giới. Nhiều ý kiến cho rằng những con ngựa có "mồ hôi máu" thực chất mắc một loại bệnh hiếm gặp do các ký sinh trùng gây ra trên những cá thể ngựa, và không phổ biến trên bất cứ loài nào khác. Hà Mã. Trên lớp da nhẵn bóng của Hà Mã đôi khi xuất hiện “máu” đỏ, thậm chí có lúc toàn thân trở nên đỏ thẫm. Thực tế Hà Mã không có tuyến mồ hôi. Khi hà mã ngâm trong nước, việc thiếu tuyến mồ hôi không gây ảnh hưởng gì với nó. Nhưng khi lên cạn, lớp da thiếu nước bị khô đi, và có nguy cơ nứt ra. Lúc này hà mã phải sử đụng đến biện pháp tự tiết “máu” để làm ướt cơ thể. Các chất dịch do hà mã tiết ra không phải mồ hôi cũng chẳng phải máu mà là một hỗn hợp của các sắc tố, sắc tố màu đỏ (hipposudoric acid) và sắc tố màu cam (norhipposudoric acid), chúng được sản xuất ra từ việc trao đổi amino acid. Cây Pterocarpus angolensis. Loài loài cây thân gỗ có xuất xứ từ Nam Phi được biết đến là "cây đổ máu" bởi trong thân của loại cây này chứa một loại sáp màu đỏ tươi như máu. Khi cắt ngang một thân cây hoặc cành cây, tại vị trí cắt ứa ra loại chất lỏng màu đỏ hơi sánh, màu thẫm, đó chính là chất nhựa giúp cây có thể gắn liền các vết thương trên thân và vỏ.
Ngựa. Loài ngựa Akhal-Teke đổ mồ hôi có màu máu
vốn được lưu truyền từ xa xưa tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Những con ngựa này được đặt tên "hãn huyết bảo mã".
Tưởng như loài ngựa này chỉ có trong thần thoại hay truyện kể dân gian nhưng tháng 4/2011, một chuyên gia người Nhật Bản thông báo phát hiện ra những con ngựa có "mồ hôi máu" gần núi Thiên Sơn, Tân Cương, Trung Quốc đã thực sự gây chấn động dư luận thế giới.
Nhiều ý kiến cho rằng những con ngựa có "mồ hôi máu" thực chất mắc một loại bệnh hiếm gặp do các ký sinh trùng gây ra trên những cá thể ngựa, và không phổ biến trên bất cứ loài nào khác.
Hà Mã. Trên lớp da nhẵn bóng của Hà Mã đôi khi xuất hiện “máu” đỏ, thậm chí có lúc toàn thân trở nên đỏ thẫm.
Thực tế Hà Mã không có tuyến mồ hôi. Khi hà mã ngâm trong nước, việc thiếu tuyến mồ hôi không gây ảnh hưởng gì với nó.
Nhưng khi lên cạn, lớp da thiếu nước bị khô đi, và có nguy cơ nứt ra. Lúc này hà mã phải sử đụng đến biện pháp tự tiết “máu” để làm ướt cơ thể.
Các chất dịch do hà mã tiết ra không phải mồ hôi cũng chẳng phải máu mà là một hỗn hợp của các sắc tố, sắc tố màu đỏ (hipposudoric acid) và sắc tố màu cam (norhipposudoric acid), chúng được sản xuất ra từ việc trao đổi amino acid.
Cây Pterocarpus angolensis. Loài loài cây thân gỗ có xuất xứ từ Nam Phi được biết đến là "cây đổ máu" bởi trong thân của loại cây này chứa một loại sáp màu đỏ tươi như máu.
Khi cắt ngang một thân cây hoặc cành cây, tại vị trí cắt ứa ra loại chất lỏng màu đỏ hơi sánh, màu thẫm, đó chính là chất nhựa giúp cây có thể gắn liền các vết thương trên thân và vỏ.