Vào tháng 3/2016, nhà khảo cổ học người Bosnia Sam Osmanagich bất ngờ phát hiện một khối cầu khổng lồ trong khu rừng Podubravlje.Khối cầu bí ẩn này bị chôn vùi một nửa. Do vậy, nhà khảo cổ Osmanagich đã dùng các dụng cụ đào đất đá làm lộ diện khối cầu khổng lồ.Theo ước tính, khối cầu nặng khoảng 30 tấn, bán kính 1,5m. Nó có niên đại khoảng 1.500 tuổi.Đặc biệt, khối cầu này có hàm lượng sắt rất cao. Do đó, ông suy đoán khối cầu bí ẩn này không phải là sản phẩm của tự nhiên.Nhà khảo cổ Osmanagich cho rằng, khối cầu đá này có thể do một nền văn minh sống cách đây khoảng 1.500 năm tạo ra. Nền văn minh này đã bị lãng quên và biến mất từ lâu.Ông Osmanagich cho hay khu vực phát hiện khối cầu khổng lồ trên từng có rất nhiều khối cầu đá vào khoảng giữa thế kỷ 20. Tuy nhiên, nhiều khối cầu đã bị con người phá hủy vào những năm 1970 do những tin đồn cho rằng bên trong lõi có chứa vàng.Trái với quan điểm của ông Osmanagich, chuyên gia Mandy Edwards đến từ Đại học Khoa học Đất, Khí quyển và Môi trường Manchester nhận định khối cầu đá bí ẩn nặng khoảng 30 tấn trên có thể không phải là do con người tạo ra.Theo quan điểm này, khối cầu khổng lồ đã được hình thành nhờ sự tích tụ khoáng tự nhiên trong không gian giữa các hạt trầm tích. Đó là quá trình được gọi là sự cố kết.Cuộc tranh luận về nguồn gốc của khối cầu khổng lồ trên đến nay vẫn chưa kết thúc. Theo đó, các chuyên gia thực hiện nhiều nghiên cứu với hy vọng sẽ sớm làm sáng tỏ nguồn gốc của nó.Mời độc giả xem video: Google số hóa nền văn minh Maya cổ đại. Nguồn: THĐT1.
Vào tháng 3/2016, nhà khảo cổ học người Bosnia Sam Osmanagich bất ngờ phát hiện một khối cầu khổng lồ trong khu rừng Podubravlje.
Khối cầu bí ẩn này bị chôn vùi một nửa. Do vậy, nhà khảo cổ Osmanagich đã dùng các dụng cụ đào đất đá làm lộ diện khối cầu khổng lồ.
Theo ước tính, khối cầu nặng khoảng 30 tấn, bán kính 1,5m. Nó có niên đại khoảng 1.500 tuổi.
Đặc biệt, khối cầu này có hàm lượng sắt rất cao. Do đó, ông suy đoán khối cầu bí ẩn này không phải là sản phẩm của tự nhiên.
Nhà khảo cổ Osmanagich cho rằng, khối cầu đá này có thể do một nền văn minh sống cách đây khoảng 1.500 năm tạo ra. Nền văn minh này đã bị lãng quên và biến mất từ lâu.
Ông Osmanagich cho hay khu vực phát hiện khối cầu khổng lồ trên từng có rất nhiều khối cầu đá vào khoảng giữa thế kỷ 20. Tuy nhiên, nhiều khối cầu đã bị con người phá hủy vào những năm 1970 do những tin đồn cho rằng bên trong lõi có chứa vàng.
Trái với quan điểm của ông Osmanagich, chuyên gia Mandy Edwards đến từ Đại học Khoa học Đất, Khí quyển và Môi trường Manchester nhận định khối cầu đá bí ẩn nặng khoảng 30 tấn trên có thể không phải là do con người tạo ra.
Theo quan điểm này, khối cầu khổng lồ đã được hình thành nhờ sự tích tụ khoáng tự nhiên trong không gian giữa các hạt trầm tích. Đó là quá trình được gọi là sự cố kết.
Cuộc tranh luận về nguồn gốc của khối cầu khổng lồ trên đến nay vẫn chưa kết thúc. Theo đó, các chuyên gia thực hiện nhiều nghiên cứu với hy vọng sẽ sớm làm sáng tỏ nguồn gốc của nó.
Mời độc giả xem video: Google số hóa nền văn minh Maya cổ đại. Nguồn: THĐT1.