Nạn nhân đầu tiên được ghi nhận bị " ma sói" tấn công và giết hại là cô bé chăn cừu Jeanne Boulet, 14 tuổi. Vào một ngày trong tháng 6/1764, Jeanne đưa bầy gia súc tới thả giữa thung lũng gần sông Allier, vùng Gévaudan, miền trung nam Pháp như mọi ngày.Thế nhưng, đến tối hôm đó, Jeanne không trở về nhà. Gia đình và hàng xóm vội vã đi tìm cô bé chăn cừu. Đến sáng hôm sau, thi thể của em với nhiều vết thương được tìm thấy. Những vết thương này dường như do sói gây ra.Ban đầu, cái chết của Jeanne không được chú ý nhiều bởi khu vực này đã từng xảy ra các vụ tấn công do sói gây ra. Thế nhưng, ngay sau đó, nhiều vụ tương tự liên tiếp xảy ra khiến dư luận xôn xao.Những nạn nhân tử vong với nhiều vết thương nghiêm trọng nhưng khác do với loài sói. Từ đó, người dân truyền tai nhau về sự xuất hiện của "ma sói" bí ẩn ở vùng Gévaudan.Trong vòng 3 năm, "ma sói" gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người dân ở vùng Gévaudan khi gây ra cái chết của khoảng 100 người.Trước những vụ việc này, nhiều thợ săn trong vùng đã vào rừng nhằm tìm kiếm, tiêu diệt "ma sói". Từ năm 1764 - 1767, hơn 100 con sói bị thợ săn tiêu diệt. Thế nhưng, những trường hợp tử vong do "ma sói" gây ra vẫn không có dấu hiệu dừng lại.Sự việc này khiến Vua Louis XV của Pháp đặc biệt quan tâm. Vào tháng 3/1765, ông cử những thợ săn hoàng gia giỏi nhất đến vùng Gévaudan để bắt "ma sói" giúp người dân có cuộc sống an bình trở lại. Đồng thời, nhà vua treo thưởng lớn cho ai tiêu diệt được con quái vật.Dù vậy, những thợ săn do Vua Louis XV cử đi đều không thể bắt được "ma sói". Thậm chí, một vài người còn bị quái thú này giết chết.Phải tới ngày 19/6/1767, thợ săn địa phương có tên Jean Chastel bắn chết một con thú lớn. Con vật này có hình dáng giống sói nhưng phần đầu kỳ dị và bộ lông gồm 3 màu: đỏ, trắng, xám.Sau khi Jean Chastel tiêu diệt được con thú đó, người dân ở vùng Gévaudan trở lại cuộc sống thanh bình. Do đó, nhiều người cho rằng "ma sói" đã được Jean Chastel tiêu diệt.Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.
Nạn nhân đầu tiên được ghi nhận bị " ma sói" tấn công và giết hại là cô bé chăn cừu Jeanne Boulet, 14 tuổi. Vào một ngày trong tháng 6/1764, Jeanne đưa bầy gia súc tới thả giữa thung lũng gần sông Allier, vùng Gévaudan, miền trung nam Pháp như mọi ngày.
Thế nhưng, đến tối hôm đó, Jeanne không trở về nhà. Gia đình và hàng xóm vội vã đi tìm cô bé chăn cừu. Đến sáng hôm sau, thi thể của em với nhiều vết thương được tìm thấy. Những vết thương này dường như do sói gây ra.
Ban đầu, cái chết của Jeanne không được chú ý nhiều bởi khu vực này đã từng xảy ra các vụ tấn công do sói gây ra. Thế nhưng, ngay sau đó, nhiều vụ tương tự liên tiếp xảy ra khiến dư luận xôn xao.
Những nạn nhân tử vong với nhiều vết thương nghiêm trọng nhưng khác do với loài sói. Từ đó, người dân truyền tai nhau về sự xuất hiện của "ma sói" bí ẩn ở vùng Gévaudan.
Trong vòng 3 năm, "ma sói" gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người dân ở vùng Gévaudan khi gây ra cái chết của khoảng 100 người.
Trước những vụ việc này, nhiều thợ săn trong vùng đã vào rừng nhằm tìm kiếm, tiêu diệt "ma sói". Từ năm 1764 - 1767, hơn 100 con sói bị thợ săn tiêu diệt. Thế nhưng, những trường hợp tử vong do "ma sói" gây ra vẫn không có dấu hiệu dừng lại.
Sự việc này khiến Vua Louis XV của Pháp đặc biệt quan tâm. Vào tháng 3/1765, ông cử những thợ săn hoàng gia giỏi nhất đến vùng Gévaudan để bắt "ma sói" giúp người dân có cuộc sống an bình trở lại. Đồng thời, nhà vua treo thưởng lớn cho ai tiêu diệt được con quái vật.
Dù vậy, những thợ săn do Vua Louis XV cử đi đều không thể bắt được "ma sói". Thậm chí, một vài người còn bị quái thú này giết chết.
Phải tới ngày 19/6/1767, thợ săn địa phương có tên Jean Chastel bắn chết một con thú lớn. Con vật này có hình dáng giống sói nhưng phần đầu kỳ dị và bộ lông gồm 3 màu: đỏ, trắng, xám.
Sau khi Jean Chastel tiêu diệt được con thú đó, người dân ở vùng Gévaudan trở lại cuộc sống thanh bình. Do đó, nhiều người cho rằng "ma sói" đã được Jean Chastel tiêu diệt.
Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.