Hồ Baikal nằm ở phía nam vùng Siberia thuộc Nga chứa tới 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng trên Trái Đất. Hồ được bao quanh bởi nhiều dãy núi. Mặt hồ thường đóng băng khoảng 5-6 tháng mỗi năm.Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Ước tính, nếu chặn đứng tất cả nguồn cung nước từ 336 con sông đổ vào phải mất 400 năm hồ mới cạn hoàn toàn.Tuy nhiên, người ta còn biết đến hồ Baikal bởi câu chuyện về kho báu của Sa Hoàng Nicholas II. Cách mạng tháng Hai Nga nổ ra khiến chính quyền Nga hoàng tan rã năm 1917.Vào thời điểm đó, Nicholas II đang tại vị. Ông không muốn triều đại của mình sụp đổ như thế. Nicholas II ra lệnh chuyển 1.600 tấn vàng trong kho đi cất giấu. Với tiền bạc, quân đội và vũ khí, ông mong có thể giành lại những thứ từng thuộc về mình trong tương lai.Nicholas II và những người ủng hộ ông bỏ chạy cùng số vàng khổng lồ về phía Tây. Lúc này, thời tiết đã vào đông.Nhiệt độ xuống thấp khiến tiết trời lạnh giá. Nicholas II và người của ông cũng đã kiệt sức. Họ chọn cách ném 1.600 tấn vàng xuống hồ để số vàng khổng lồ này không rơi vào tay quân cách mạng. Có một số phiên bản khác về câu chuyện này nhưng điểm chung là 1.600 tấn vàng thực sự thuộc về Nicholas II. Theo một cách nào đó, chúng đã rơi xuống hồ và nằm im từ đó đến nay. Nhiều ghi chép cho thấy vào thế kỷ 18 hoặc thế kỷ 17, các tàu buôn bắt đầu xuất bến trên hồ Baikal. Nhiều chiếc trong số đó đã bị chìm. Không ai biết trong số thuyền chìm có chứa bao nhiêu kho báu.Rất nhiều người luôn nhòm ngó số tiền khổng lồ này nhưng cuối cùng đều bỏ cuộc. Điều này thực sự khá kỳ lạ. Thậm chí sau khi tàu Titanic bị đắm, người ta vẫn tiến hành trục vớt lên một phần nhỏ tài sản, chỉ trừ con tàu quá lớn nên không thể tiến hành.So với tàu Titanic, gia tài mà Sa Hoàng để lại lớn hơn nhiều, tất cả đều là báu vật. Chỉ cần xác định được vị trí, trục vớt lên nhất định đều là vàng bạc đến hoa mắt.Nhưng tất cả chỉ trong tưởng tượng, hồ Baikal thực sự sâu không thấy đáy. Đây không phải trò đùa. Vị trí thuộc khu vực Đông Nam của Siberia này là nơi không ai muốn ở lại lâu."Vùng đất câm lặng" này trước kia là một vùng đất sình lầy, tổ tiên của người Mông Cổ đã sống tại đây và đặt tên dựa theo đặc điểm địa hình. Sau này, khi người Nga đến, họ đã phiên âm thành "Siberia". Hồ được hình thành do đứt gãy địa tầng, sụt lún mạnh. Hồ Baikal có chiều dài là 636km, rộng 48km, diện tích 31.500km vuông, độ cao 455m so với mực nước biển và độ sâu trung bình là 730m.Với độ sâu như vậy, không ai nguyện ý tiến hành trục vớt kho báu của Sa Hoàng Nicholas II cũng là điều dễ hiểu. Tiền bạc đúng là rất quý, nhưng sinh mạng con người còn quý giá hơn.Mời các bạn xem video: Phát hiện kho báu tiền vàng cổ ở Miền Trung Israel. Nguồn: THĐT
Hồ Baikal nằm ở phía nam vùng Siberia thuộc Nga chứa tới 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng trên Trái Đất. Hồ được bao quanh bởi nhiều dãy núi. Mặt hồ thường đóng băng khoảng 5-6 tháng mỗi năm.
Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Ước tính, nếu chặn đứng tất cả nguồn cung nước từ 336 con sông đổ vào phải mất 400 năm hồ mới cạn hoàn toàn.
Tuy nhiên, người ta còn biết đến hồ Baikal bởi câu chuyện về kho báu của Sa Hoàng Nicholas II. Cách mạng tháng Hai Nga nổ ra khiến chính quyền Nga hoàng tan rã năm 1917.
Vào thời điểm đó, Nicholas II đang tại vị. Ông không muốn triều đại của mình sụp đổ như thế. Nicholas II ra lệnh chuyển 1.600 tấn vàng trong kho đi cất giấu. Với tiền bạc, quân đội và vũ khí, ông mong có thể giành lại những thứ từng thuộc về mình trong tương lai.
Nicholas II và những người ủng hộ ông bỏ chạy cùng số vàng khổng lồ về phía Tây. Lúc này, thời tiết đã vào đông.
Nhiệt độ xuống thấp khiến tiết trời lạnh giá. Nicholas II và người của ông cũng đã kiệt sức. Họ chọn cách ném 1.600 tấn vàng xuống hồ để số vàng khổng lồ này không rơi vào tay quân cách mạng. Có một số phiên bản khác về câu chuyện này nhưng điểm chung là 1.600 tấn vàng thực sự thuộc về Nicholas II. Theo một cách nào đó, chúng đã rơi xuống hồ và nằm im từ đó đến nay. Nhiều ghi chép cho thấy vào thế kỷ 18 hoặc thế kỷ 17, các tàu buôn bắt đầu xuất bến trên hồ Baikal. Nhiều chiếc trong số đó đã bị chìm. Không ai biết trong số thuyền chìm có chứa bao nhiêu kho báu.
Rất nhiều người luôn nhòm ngó số tiền khổng lồ này nhưng cuối cùng đều bỏ cuộc. Điều này thực sự khá kỳ lạ. Thậm chí sau khi tàu Titanic bị đắm, người ta vẫn tiến hành trục vớt lên một phần nhỏ tài sản, chỉ trừ con tàu quá lớn nên không thể tiến hành.
So với tàu Titanic, gia tài mà Sa Hoàng để lại lớn hơn nhiều, tất cả đều là báu vật. Chỉ cần xác định được vị trí, trục vớt lên nhất định đều là vàng bạc đến hoa mắt.
Nhưng tất cả chỉ trong tưởng tượng, hồ Baikal thực sự sâu không thấy đáy. Đây không phải trò đùa. Vị trí thuộc khu vực Đông Nam của Siberia này là nơi không ai muốn ở lại lâu.
"Vùng đất câm lặng" này trước kia là một vùng đất sình lầy, tổ tiên của người Mông Cổ đã sống tại đây và đặt tên dựa theo đặc điểm địa hình. Sau này, khi người Nga đến, họ đã phiên âm thành "Siberia". Hồ được hình thành do đứt gãy địa tầng, sụt lún mạnh. Hồ Baikal có chiều dài là 636km, rộng 48km, diện tích 31.500km vuông, độ cao 455m so với mực nước biển và độ sâu trung bình là 730m.
Với độ sâu như vậy, không ai nguyện ý tiến hành trục vớt kho báu của Sa Hoàng Nicholas II cũng là điều dễ hiểu. Tiền bạc đúng là rất quý, nhưng sinh mạng con người còn quý giá hơn.