Người ta gọi nơi đây là "vùng đất của lòng sông khô", nhưng Gobustan (nằm ở phía đông Azerbaijan) của 40.000 năm trước là một vùng đất trù phú, xanh tươi và có nhiều cây cối rậm rạp.Vào thời kỳ sau Kỷ Băng hà, những người tiền sử sống trong hang động, săn hươu và dê, thu hoạch thức ăn từ đồng cỏ savannah và đi thuyền ở Biển Caspi.Tại nơi sơ khai của nền văn minh nhân loại này, dân cư từ phương Đông và phương Tây đã gặp gỡ và định cư trong một loạt các hang động đá vôi từ thế hệ này sang thế hệ khác - cho đến tận thế kỷ 20 - và họ đã để lại dấu ấn trên các bức tường trú ẩn.Ngày nay, vùng đất đá kì lạ này là trung tâm của Khu bảo tồn Bang Gobustan, một bảo tàng ngoài trời độc đáo với diện tích 537 ha. Trên cao nguyên đá vôi ở bán sa mạc, có hơn 6.000 tác phẩm chạm khắc trên đá, được gọi là tranh khắc đá, và còn nhiều tác phẩm khác đang được phát hiện liên tục.Khu bảo tồn quốc gia Gobustan nằm gần làng Gobustan, cách thủ đô Baku khoảng 60 km. Gaval Dash, nằm ở lối vào, là một trong bốn "viên đá biết hát" được tìm thấy trong khu bảo tồn - nơi tìm thấy nhiều núi lửa bùn trên thế giới.Chúng có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, nhưng phổ biến nhất ở Azerbaijan là loại có hình nón nhỏ, hoặc hình ống, được tìm thấy nhiều ở các đỉnh đồi cao vài trăm mét. Chúng liên tục sủi bọt và hoàn toàn khác so với núi lửa mắc ma thông thường.Khi những tảng đá khổng lồ dài hai mét này bị va chạm với những tảng đá nhỏ hơn, nó tạo ra âm thanh rỗng và kêu, nghe như tiếng hát. Sự cộng hưởng bất thường này là do sự hiện diện của các lỗ cực nhỏ bên trong đá, được cho là hệ quả của khí hậu khô hạn và ảnh hưởng của khí tự nhiên trong khu vực.Sự cộng hưởng này đã tạo nên những âm thanh đáng chú ý và thu hút sự tò mò của khách tham quan, đặc biệt là những người yêu âm nhạc.Xét về mối liên hệ với nghệ thuật đá cổ, người ta đã đưa ra giả thuyết rằng những hòn đá này có thể đã được "chơi" trong các nghi lễ ở thời kỳ đồ đá. Trải qua hàng ngàn năm, hang động và những nơi trú ẩn của người tiền sử vừa là nơi sinh sống vừa là nơi tôn nghiêm của tôn giáo. Tại đây đã diễn ra các nghi lễ và nghi lễ ma thuật, cũng như thờ cúng tổ tiên và núi rừng.Trong những thế kỷ gần đây, các nhạc sĩ Azerbaijan đã chơi nhạc rock bằng cách lấy những viên đá nhỏ hơn gõ vào nó.Nhiều ý kiến cho rằng đó là loại âm nhạc "kỳ lạ và ám ảnh" trong khi một số khác lại ví nó như âm thanh của tambourine (là một loại nhạc cụ trong họ bộ gõ bao gồm một khung, thường bằng gỗ hoặc nhựa, với các cặp kim loại nhỏ leng keng).Khoảng 500 hình chạm khắc mới đã được phát hiện trong những năm gần đây. Khu vực này vẫn còn nhiều ẩn số với các nhà khảo cổ, vì vậy chắc chắn rằng nó sẽ càng thu hút nhiều người tới tìm hiểu và khám phá.Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.
Người ta gọi nơi đây là "vùng đất của lòng sông khô", nhưng Gobustan (nằm ở phía đông Azerbaijan) của 40.000 năm trước là một vùng đất trù phú, xanh tươi và có nhiều cây cối rậm rạp.
Vào thời kỳ sau Kỷ Băng hà, những người tiền sử sống trong hang động, săn hươu và dê, thu hoạch thức ăn từ đồng cỏ savannah và đi thuyền ở Biển Caspi.
Tại nơi sơ khai của nền văn minh nhân loại này, dân cư từ phương Đông và phương Tây đã gặp gỡ và định cư trong một loạt các hang động đá vôi từ thế hệ này sang thế hệ khác - cho đến tận thế kỷ 20 - và họ đã để lại dấu ấn trên các bức tường trú ẩn.
Ngày nay, vùng đất đá kì lạ này là trung tâm của Khu bảo tồn Bang Gobustan, một bảo tàng ngoài trời độc đáo với diện tích 537 ha. Trên cao nguyên đá vôi ở bán sa mạc, có hơn 6.000 tác phẩm chạm khắc trên đá, được gọi là tranh khắc đá, và còn nhiều tác phẩm khác đang được phát hiện liên tục.
Khu bảo tồn quốc gia Gobustan nằm gần làng Gobustan, cách thủ đô Baku khoảng 60 km. Gaval Dash, nằm ở lối vào, là một trong bốn "viên đá biết hát" được tìm thấy trong khu bảo tồn - nơi tìm thấy nhiều núi lửa bùn trên thế giới.
Chúng có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, nhưng phổ biến nhất ở Azerbaijan là loại có hình nón nhỏ, hoặc hình ống, được tìm thấy nhiều ở các đỉnh đồi cao vài trăm mét. Chúng liên tục sủi bọt và hoàn toàn khác so với núi lửa mắc ma thông thường.
Khi những tảng đá khổng lồ dài hai mét này bị va chạm với những tảng đá nhỏ hơn, nó tạo ra âm thanh rỗng và kêu, nghe như tiếng hát. Sự cộng hưởng bất thường này là do sự hiện diện của các lỗ cực nhỏ bên trong đá, được cho là hệ quả của khí hậu khô hạn và ảnh hưởng của khí tự nhiên trong khu vực.
Sự cộng hưởng này đã tạo nên những âm thanh đáng chú ý và thu hút sự tò mò của khách tham quan, đặc biệt là những người yêu âm nhạc.
Xét về mối liên hệ với nghệ thuật đá cổ, người ta đã đưa ra giả thuyết rằng những hòn đá này có thể đã được "chơi" trong các nghi lễ ở thời kỳ đồ đá. Trải qua hàng ngàn năm, hang động và những nơi trú ẩn của người tiền sử vừa là nơi sinh sống vừa là nơi tôn nghiêm của tôn giáo. Tại đây đã diễn ra các nghi lễ và nghi lễ ma thuật, cũng như thờ cúng tổ tiên và núi rừng.
Trong những thế kỷ gần đây, các nhạc sĩ Azerbaijan đã chơi nhạc rock bằng cách lấy những viên đá nhỏ hơn gõ vào nó.
Nhiều ý kiến cho rằng đó là loại âm nhạc "kỳ lạ và ám ảnh" trong khi một số khác lại ví nó như âm thanh của tambourine (là một loại nhạc cụ trong họ bộ gõ bao gồm một khung, thường bằng gỗ hoặc nhựa, với các cặp kim loại nhỏ leng keng).
Khoảng 500 hình chạm khắc mới đã được phát hiện trong những năm gần đây. Khu vực này vẫn còn nhiều ẩn số với các nhà khảo cổ, vì vậy chắc chắn rằng nó sẽ càng thu hút nhiều người tới tìm hiểu và khám phá.