Tín hiệu lạ dạng vô tuyến mới được các nhà khoa học phát hiện nhờ kính viễn vọng vô tuyến điện tử ASKAP của CISRO (Úc) và Đài quan sát thiên văn vô tuyến Nam Phi MeerKAT, có tên là ASKAP J173608.2-321635.ASKAP J173608.2-321635 là một nguồn vô tuyến phổ dốc, phân cực cao, có độ biến thiên cao, nằm lệch đi so với trung tâm của thiên hà chứa Trái Đất chỉ 4 độ.Sau khi phân tích, các nhà khoa học đã loại trừ khả năng nguồn gốc phổ biến của tín hiệu vô tuyến như các ngôi sao mạnh mẽ, các sao neutron, các bản sao tia X...ASKAP J173608.2-321635 dường như thuộc về một thứ gì đó mới mẻ, chưa được ghi nhận trong lịch sử thiên văn học vô tuyến.Kính viễn vọng vô tuyến điện tử ASKAP đã thu được 6 tín hiệu lạ dưới dạng sóng vô tuyến từ nguồn ngày trong vòng 9 tháng trong năm 2020. Các nhà khoa học đã cố gắng tìm kiếm vật thể phát tín hiệu dưới ánh sáng trực quan nhưng không thành công.Sau đó, họ đã tiếp tục sử dụng Đài thiên văn Pakers (CISRO), nhưng một lần nữa vô vọng. Cuối cùng là sử dụng đến Đài quan sát thiên văn vô tuyến Nam Phi MeerKAT và đã phát hiện được chính xác nguồn phát tín hiệu.Tuy nhiên, nguồn phát tín hiệu này là gi thì vẫn là một bí ẩn. "Vật thể này đặc biệt ở chỗ nó bắt đầu vô hình, trở nên sáng, mờ dần và sau đó xuất hiện trở lại. Hành vi này thật phi thường" - giáo sư Tara Murphy đến từ Viện Thiên văn học Sydney nhận định.Sóng vô tuyến là sóng điện từ (ánh sáng), nhưng chúng ta không thể nhìn thấy chúng. Chúng có bước sóng từ 1 milimet (một phần nghìn mét) đến 100 km (một kilomet bằng một nghìn mét).Về tần số, con số này tương đương với 300 Gigahertz (một Gigahertz bằng một tỷ Hertz) và 3 kilohertz. Hertz (viết tắt là Hz) là một đơn vị đo tần số thường được sử dụng.Một Hertz bằng một chu kỳ tần số. Vì vậy, tín hiệu 1 Hz là một chu kỳ trên giây. Hầu hết các vật thể vũ trụ phát ra tín hiệu với tốc độ hàng trăm đến hàng tỷ chu kỳ mỗi giây.Sóng vô tuyến thường được phát ra bởi các vật thể và hoạt động năng lượng trong vũ trụ. Một trong những nguồn phát xạ vô tuyến mạnh nhất bên ngoài hệ mặt trời, và ngoài dải Ngân hà, đến từ các thiên hà đang hoạt động (AGN).Các vật thể động này được cung cấp năng lượng bởi các lỗ đen siêu lớn ở lõi của chúng. Ngoài ra, các động cơ lỗ đen này sẽ tạo ra các tia vật chất khổng lồ phát sáng rực rỡ nhờ phát xạ vô tuyến.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Tín hiệu lạ dạng vô tuyến mới được các nhà khoa học phát hiện nhờ kính viễn vọng vô tuyến điện tử ASKAP của CISRO (Úc) và Đài quan sát thiên văn vô tuyến Nam Phi MeerKAT, có tên là ASKAP J173608.2-321635.
ASKAP J173608.2-321635 là một nguồn vô tuyến phổ dốc, phân cực cao, có độ biến thiên cao, nằm lệch đi so với trung tâm của thiên hà chứa Trái Đất chỉ 4 độ.
Sau khi phân tích, các nhà khoa học đã loại trừ khả năng nguồn gốc phổ biến của tín hiệu vô tuyến như các ngôi sao mạnh mẽ, các sao neutron, các bản sao tia X...
ASKAP J173608.2-321635 dường như thuộc về một thứ gì đó mới mẻ, chưa được ghi nhận trong lịch sử thiên văn học vô tuyến.
Kính viễn vọng vô tuyến điện tử ASKAP đã thu được 6 tín hiệu lạ dưới dạng sóng vô tuyến từ nguồn ngày trong vòng 9 tháng trong năm 2020. Các nhà khoa học đã cố gắng tìm kiếm vật thể phát tín hiệu dưới ánh sáng trực quan nhưng không thành công.
Sau đó, họ đã tiếp tục sử dụng Đài thiên văn Pakers (CISRO), nhưng một lần nữa vô vọng. Cuối cùng là sử dụng đến Đài quan sát thiên văn vô tuyến Nam Phi MeerKAT và đã phát hiện được chính xác nguồn phát tín hiệu.
Tuy nhiên, nguồn phát tín hiệu này là gi thì vẫn là một bí ẩn. "Vật thể này đặc biệt ở chỗ nó bắt đầu vô hình, trở nên sáng, mờ dần và sau đó xuất hiện trở lại. Hành vi này thật phi thường" - giáo sư Tara Murphy đến từ Viện Thiên văn học Sydney nhận định.
Sóng vô tuyến là sóng điện từ (ánh sáng), nhưng chúng ta không thể nhìn thấy chúng. Chúng có bước sóng từ 1 milimet (một phần nghìn mét) đến 100 km (một kilomet bằng một nghìn mét).
Về tần số, con số này tương đương với 300 Gigahertz (một Gigahertz bằng một tỷ Hertz) và 3 kilohertz. Hertz (viết tắt là Hz) là một đơn vị đo tần số thường được sử dụng.
Một Hertz bằng một chu kỳ tần số. Vì vậy, tín hiệu 1 Hz là một chu kỳ trên giây. Hầu hết các vật thể vũ trụ phát ra tín hiệu với tốc độ hàng trăm đến hàng tỷ chu kỳ mỗi giây.
Sóng vô tuyến thường được phát ra bởi các vật thể và hoạt động năng lượng trong vũ trụ. Một trong những nguồn phát xạ vô tuyến mạnh nhất bên ngoài hệ mặt trời, và ngoài dải Ngân hà, đến từ các thiên hà đang hoạt động (AGN).
Các vật thể động này được cung cấp năng lượng bởi các lỗ đen siêu lớn ở lõi của chúng. Ngoài ra, các động cơ lỗ đen này sẽ tạo ra các tia vật chất khổng lồ phát sáng rực rỡ nhờ phát xạ vô tuyến.