Ông Gao Fu - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) là tác giả chính của báo cáo cho biết một số loài động vật đã được phát hiện nguy cơ dễ mắc Covid-19 và virus Sars-CoV-2 có khả năng tiếp tục đột biến ở những động vật này ví dụ như loài chồn.Theo ông Gao Fu, điều trên sẽ gây ra “mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng nếu chúng lây truyền trở lại cho con người”.Vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng cần phải thực hiện sàng lọc virus Sars-CoV-2 trên quy mô lớn đối với động vật hoang dã trên cạn và dưới biển, đặc biệt là những loài dễ mắc bệnh… để xây dựng các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát hơn nữa”.Thông qua việc nghiên cứu trên, các chuyên gia có thể tìm được manh mối giúp tìm ra nguồn gốc của đại dịch COVID-19.Tình đến thời điểm hiện tại, 11 loài được xác định đã nhiễm virus SARS-CoV-2, bao gồm: hổ, sư tử, khỉ đột, báo tuyết và chồn vizon. 14 loài khác được xác định có khả năng bị nhiễm qua các thí nghiệm nghiên cứu.Ông Gao Fu và đồng tác giả Wang Liang của Học viện Khoa học Trung Quốc cảnh báo đây chỉ có thể là “phần nổi của tảng băng chìm” về các loài động vật có thể lây nhiễm vì những hạn chế trong sàng lọc các loài khác nhau về nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả động vật có vú ở biển.Theo nhóm nghiên cứu, sự lây lan của virus Sars-CoV-2 qua hươu đuôi trắng ở Mỹ gần đây cũng cho thấy nguy cơ virus có thể đột biến và lây lan từ hươu sang động vật khác trước khi truyền trở lại người.“Vì virus Sars-CoV-2 đang lan truyền mạnh nên nhiều động vật hoang dã khác cũng sẽ bị nhiễm virus thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với hươu đuôi trắng hoang dã”, nhóm tác giả nhận định.Từ đây, nhóm nghiên cứu cho hay các biện pháp tiêu hủy quy mô lớn từng được thực hiện như đối với chồn nuôi ở Hà Lan là bất khả thi với động vật hoang dã.Do vậy, chính quyền nhiều nước đã tìm cách giảm thiểu rủi ro lây truyền bệnh từ việc tiếp xúc với động vật. Mời độc giả xem video: Toàn cảnh phòng, chống dịch Covid-19 tại TP. Sa Đéc. Nguồn: THDT.
Ông Gao Fu - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) là tác giả chính của báo cáo cho biết một số loài động vật đã được phát hiện nguy cơ dễ mắc Covid-19 và virus Sars-CoV-2 có khả năng tiếp tục đột biến ở những động vật này ví dụ như loài chồn.
Theo ông Gao Fu, điều trên sẽ gây ra “mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng nếu chúng lây truyền trở lại cho con người”.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng cần phải thực hiện sàng lọc virus Sars-CoV-2 trên quy mô lớn đối với động vật hoang dã trên cạn và dưới biển, đặc biệt là những loài dễ mắc bệnh… để xây dựng các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát hơn nữa”.
Thông qua việc nghiên cứu trên, các chuyên gia có thể tìm được manh mối giúp tìm ra nguồn gốc của đại dịch COVID-19.
Tình đến thời điểm hiện tại, 11 loài được xác định đã nhiễm virus SARS-CoV-2, bao gồm: hổ, sư tử, khỉ đột, báo tuyết và chồn vizon. 14 loài khác được xác định có khả năng bị nhiễm qua các thí nghiệm nghiên cứu.
Ông Gao Fu và đồng tác giả Wang Liang của Học viện Khoa học Trung Quốc cảnh báo đây chỉ có thể là “phần nổi của tảng băng chìm” về các loài động vật có thể lây nhiễm vì những hạn chế trong sàng lọc các loài khác nhau về nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả động vật có vú ở biển.
Theo nhóm nghiên cứu, sự lây lan của virus Sars-CoV-2 qua hươu đuôi trắng ở Mỹ gần đây cũng cho thấy nguy cơ virus có thể đột biến và lây lan từ hươu sang động vật khác trước khi truyền trở lại người.
“Vì virus Sars-CoV-2 đang lan truyền mạnh nên nhiều động vật hoang dã khác cũng sẽ bị nhiễm virus thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với hươu đuôi trắng hoang dã”, nhóm tác giả nhận định.
Từ đây, nhóm nghiên cứu cho hay các biện pháp tiêu hủy quy mô lớn từng được thực hiện như đối với chồn nuôi ở Hà Lan là bất khả thi với động vật hoang dã.
Do vậy, chính quyền nhiều nước đã tìm cách giảm thiểu rủi ro lây truyền bệnh từ việc tiếp xúc với động vật.
Mời độc giả xem video: Toàn cảnh phòng, chống dịch Covid-19 tại TP. Sa Đéc. Nguồn: THDT.