Quái vật cổ đại mang danh pháp khoa học Alienopterix santonicus này là một con gián.Chúng sống cùng với khủng long. Với màu sắc rực rỡ và lấp lánh ánh kim, Alienopterix santonicus trở thành "quái vật" nổi bật trong kỷ Phấn Trắng.Alienopterix santonicus được giam giữ trong mảnh hổ phách quý hiếm, được khai quật tại một đường hầm của mỏ than Ajka-Csingervolgy ở Hungary.Các chuyên gia đã xác định được niên đại của xác loài gián "quái vật" này, là khoảng 83-86 triệu năm, tức giai đoạn muộn của kỷ Phấn Trắng.Alienopterix santonicus thuộc họ Alienopteridae, một họ gián đã tuyệt chủng trước đó chỉ được biết đến tại Bắc Mỹ và Bắc Myanmar và cũng là họ độc nhất được biết đến trong siêu họ Umenocoleoidea.Và nó cũng là họ duy nhất đã vượt qua đại tuyệt chủng cuối kỷ Phấn Trắng sau đó, được kích hoạt bởi thiên thạch giết khủng long Chicxulub.Kỷ Phấn trắng hay kỷ Creta là một kỷ địa chất chính trong niên đại địa chất, bắt đầu từ khi kết thúc kỷ Jura khoảng 145 triệu năm trước cho đến khi bắt đầu kỷ Cổ Cận vào khoảng 66 triệu năm trước đây.Là kỷ địa chất dài nhất trong Đại Trung sinh, kỷ Phấn Trắng chiếm khoảng gần một nửa thời gian của đại địa chất này.Sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắn - Cổ Cận, Sự kiện tuyệt chủng Creta-Paleogen hay Sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng-Đệ Tam là một vụ đại tuyệt chủng xảy ra cách đây khoảng 66 triệu năm trước vào cuối thời kỳ Maastricht khi các loài động thực vật tuyệt chủng với quy mô lớn trong một khoảng thời gian địa chất ngắn.Sự kiện này còn liên quan đến ranh giới địa chất giữa kỷ Phấn Trắng và kỷ Cổ Cận, đó là một dải trầm tích mỏng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của đại Trung Sinh và bắt đầu đại Tân Sinh.Các hóa thạch khủng long không thuộc lớp chim chỉ được tìm thấy bên dưới ranh giới Phấn Trắng-Đệ Tam , điều này cho thấy rằng các loài khủng long khác chim đã tuyệt chủng trong sự kiện này.>>>Xem thêm video: Khai quật quái vật ăn thịt kỷ Jura xuất hiện từ dòng dõi “ma”. Nguồn: Kienthucnet.
Quái vật cổ đại mang danh pháp khoa học Alienopterix santonicus này là một con gián.
Chúng sống cùng với khủng long. Với màu sắc rực rỡ và lấp lánh ánh kim, Alienopterix santonicus trở thành "quái vật" nổi bật trong kỷ Phấn Trắng.
Alienopterix santonicus được giam giữ trong mảnh hổ phách quý hiếm, được khai quật tại một đường hầm của mỏ than Ajka-Csingervolgy ở Hungary.
Các chuyên gia đã xác định được niên đại của xác loài gián "quái vật" này, là khoảng 83-86 triệu năm, tức giai đoạn muộn của kỷ Phấn Trắng.
Alienopterix santonicus thuộc họ Alienopteridae, một họ gián đã tuyệt chủng trước đó chỉ được biết đến tại Bắc Mỹ và Bắc Myanmar và cũng là họ độc nhất được biết đến trong siêu họ Umenocoleoidea.
Và nó cũng là họ duy nhất đã vượt qua đại tuyệt chủng cuối kỷ Phấn Trắng sau đó, được kích hoạt bởi thiên thạch giết khủng long Chicxulub.
Kỷ Phấn trắng hay kỷ Creta là một kỷ địa chất chính trong niên đại địa chất, bắt đầu từ khi kết thúc kỷ Jura khoảng 145 triệu năm trước cho đến khi bắt đầu kỷ Cổ Cận vào khoảng 66 triệu năm trước đây.
Là kỷ địa chất dài nhất trong Đại Trung sinh, kỷ Phấn Trắng chiếm khoảng gần một nửa thời gian của đại địa chất này.
Sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắn - Cổ Cận, Sự kiện tuyệt chủng Creta-Paleogen hay Sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng-Đệ Tam là một vụ đại tuyệt chủng xảy ra cách đây khoảng 66 triệu năm trước vào cuối thời kỳ Maastricht khi các loài động thực vật tuyệt chủng với quy mô lớn trong một khoảng thời gian địa chất ngắn.
Sự kiện này còn liên quan đến ranh giới địa chất giữa kỷ Phấn Trắng và kỷ Cổ Cận, đó là một dải trầm tích mỏng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của đại Trung Sinh và bắt đầu đại Tân Sinh.
Các hóa thạch khủng long không thuộc lớp chim chỉ được tìm thấy bên dưới ranh giới Phấn Trắng-Đệ Tam , điều này cho thấy rằng các loài khủng long khác chim đã tuyệt chủng trong sự kiện này.