Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Innbruck (Áo) đã tìm ra nguyên nhân khiến "thành Venice thời đồ đá" - Liangzhu (Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc) biến thành " thành phố ma" chỉ trong thời gian ngắn.Dù sở hữu những công trình kỳ công được xây dựng suốt 1000 năm với trình độ tiên tiến khó tin nhưng người dân Liangzhu đã hứng chịu một đợt mưa gió kéo dài hàng thập kỷ - khoảng 4.354 năm trước đến 4.324 năm trước.Sau khi xem xét kỹ lưỡng địa chất ở khu vực này, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng "không thể chối cãi" về điều kiện khí hậu khắc nghiệt mà người dân Liangzhu phải trải qua.Chính điều đó đã buộc người dân Liangzhu bỏ hoang đại đô thị của mình để sống lưu vong vĩnh viễn. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu này còn giúp khám phá thêm nhiều bằng chứng để xác thực sự giàu có về vật chất mà người dân ở đây từng có.Nền văn hóa Liangzhu được hình thành vào khoảng (3400-2250 TCN), từ lâu đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đây là khoảng thời gian phát triển rực rỡ của nền văn hóa đồ ngọc trên sông Dương Tử của Trung Quốc.Tầm ảnh hưởng của nền văn hóa Lương Chử kéo dài từ khắp vùng Thái Hồ về phía Bắc đến Nam Kinh ( Chang Jiang ) Còn phía đông thì kéo cho đến Thượng Hải và tiến dần đến biển .Đại đô thị thời đồ đá này được mệnh danh "thành Venice thời đồ đá" với rất nhiều bằng chứng về một nền nông nghiệp quy mô lớn được duy trì một cách tiên tiến.Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện trọn vẹn hơn một hệ thống tưới tiêu không khác mấy thời hiện đại ở thành phố cổ này, bao gồm hệ thống kênh đào, hồ chứa, đập nước quy mô lớn đủ cung cấp cho một vùng nông nghiệp trù phú bao quanh những bức tường thành.Bên trong những ngôi mộ còn khá nguyên vẹn, các nhà khoa học cũng tìm thấy những vật dụng tùy táng được làm ra với sự tinh xảo khác thường, với một trình độ gần như vô lý so với thời đại.Bởi lẽ, Liangzhu đã 5.300 tuổi và thời điểm nó bị bỏ hoang là 4.300 năm trước. Các kiến trúc của thành phố cũng mang nhiều đặc điểm "vượt thời gian".Thảm họa lớn đến nỗi người Liangzhu, dù có trình độ khoa học và xây dựng vượt thời gian, cũng không thể tạo ra một hệ thống thủy lợi đủ mạnh mẽ để chống chọi.Các bằng chứng về những năm mưa gió khó tin đã được thu thập thông qua những thứ tưởng chừng không liên quan - măng đá trong các hang động quanh khu vực.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Innbruck (Áo) đã tìm ra nguyên nhân khiến "thành Venice thời đồ đá" - Liangzhu (Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc) biến thành " thành phố ma" chỉ trong thời gian ngắn.
Dù sở hữu những công trình kỳ công được xây dựng suốt 1000 năm với trình độ tiên tiến khó tin nhưng người dân Liangzhu đã hứng chịu một đợt mưa gió kéo dài hàng thập kỷ - khoảng 4.354 năm trước đến 4.324 năm trước.
Sau khi xem xét kỹ lưỡng địa chất ở khu vực này, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng "không thể chối cãi" về điều kiện khí hậu khắc nghiệt mà người dân Liangzhu phải trải qua.
Chính điều đó đã buộc người dân Liangzhu bỏ hoang đại đô thị của mình để sống lưu vong vĩnh viễn. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu này còn giúp khám phá thêm nhiều bằng chứng để xác thực sự giàu có về vật chất mà người dân ở đây từng có.
Nền văn hóa Liangzhu được hình thành vào khoảng (3400-2250 TCN), từ lâu đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đây là khoảng thời gian phát triển rực rỡ của nền văn hóa đồ ngọc trên sông Dương Tử của Trung Quốc.
Tầm ảnh hưởng của nền văn hóa Lương Chử kéo dài từ khắp vùng Thái Hồ về phía Bắc đến Nam Kinh ( Chang Jiang ) Còn phía đông thì kéo cho đến Thượng Hải và tiến dần đến biển .
Đại đô thị thời đồ đá này được mệnh danh "thành Venice thời đồ đá" với rất nhiều bằng chứng về một nền nông nghiệp quy mô lớn được duy trì một cách tiên tiến.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện trọn vẹn hơn một hệ thống tưới tiêu không khác mấy thời hiện đại ở thành phố cổ này, bao gồm hệ thống kênh đào, hồ chứa, đập nước quy mô lớn đủ cung cấp cho một vùng nông nghiệp trù phú bao quanh những bức tường thành.
Bên trong những ngôi mộ còn khá nguyên vẹn, các nhà khoa học cũng tìm thấy những vật dụng tùy táng được làm ra với sự tinh xảo khác thường, với một trình độ gần như vô lý so với thời đại.
Bởi lẽ, Liangzhu đã 5.300 tuổi và thời điểm nó bị bỏ hoang là 4.300 năm trước. Các kiến trúc của thành phố cũng mang nhiều đặc điểm "vượt thời gian".
Thảm họa lớn đến nỗi người Liangzhu, dù có trình độ khoa học và xây dựng vượt thời gian, cũng không thể tạo ra một hệ thống thủy lợi đủ mạnh mẽ để chống chọi.
Các bằng chứng về những năm mưa gió khó tin đã được thu thập thông qua những thứ tưởng chừng không liên quan - măng đá trong các hang động quanh khu vực.