Nhà thiên văn học Hiroki Harakawa từ nhóm điều hành Kính viễn vọng Subaru (đặt tại Hawaii - Mỹ), Đài quan sát thiên văn Quốc gia Nhật Bản (NAOJ) đã phát hiện một hành tinh có thể tồn tại sự sống.Cụ thể, đó là một hành tinh lớn gấp 4 lần Trái đất, quay quanh một "ngôi sao lùn đỏ" cách chúng ta 36,5 năm ánh sáng. Thời gian của một quỹ đạo hoàn chỉnh xung quanh ngôi sao của hệ thống chỉ là 10,75 ngày, trái ngược với chu kỳ hàng năm của Trái đất, kéo dài gần 365 ngày.Nó được đặt tên là Ross 508b, nằm ngay cạnh rìa ngoài của "vùng sự sống". "Vùng sự sống" (Goldilocks) của một ngôi sao là một vùng nơi mà các điều kiện nhiệt độ, bức xạ phù hợp để nước ở trạng thái lỏng và sự sống có cơ hội phát sinh.Nghiên cứu kỹ hơn, các nhà khoa học phát hiện nó quay quanh ngôi sao ở một khoảng cách cung cấp nhiệt độ có lợi cho sự hình thành nước trên bề mặt hành tinh. Điều này cho thấy hành tinh Ross 508b nằm trong vùng có thể tồn tại sự sống.Ross 508b mặc dù có các điều kiện hoàn toàn khác so với Trái đất, nhưng nhìn chung dường như có nhiều đá hơn và ít khí hơn. Cũng có thể coi rằng nó rất giống với Trái đất.Mặc dù thực tế là khu vực mà hành tinh siêu Trái đất này tọa lạc không quá nóng cũng không quá lạnh khá thuận lợi cho sự sống. Nhưng không phải chỉ ở trong khu vực có thể sinh sống là sẽ có sự sống.Bởi chúng ta có thể thấy sao Hỏa nằm trong vùng sinh sống của Mặt trời nhưng vẫn không thể duy trì sự sống.Siêu Trái Đất là khái niệm chỉ những hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có khối lượng lớn cỡ 10 lần Trái Đất, có bề mặt đất đá và khí quyển mỏng.Các sao lùn đỏ là những ngôi sao có khối lượng rất thấp chưa bằng 40% khối lượng Mặt Trời. Vì thế chúng có nhiệt độ lõi thấp và năng lượng được tạo ra ở tỷ lệ thấp bằng phản ứng tổng hợp hạt nhân của hydro thành heli qua cơ cấu dãy proton-proton.Vì thế những ngôi sao đó phát ra lượng ánh sáng thấp, thỉnh thoảng chỉ bằng 1/10.000 lượng ánh sáng Mặt Trời. Thậm chí những ngôi sao lùn đỏ lớn nhất cũng chỉ có độ sáng bằng 10% của Mặt Trời.Những ngôi sao lùn đỏ có tuổi thọ ước tính rất lớn; từ hàng chục tỷ tới hàng nghìn tỷ năm tùy theo khối lượng. Tuổi thọ này lớn hơn tuổi thọ ước tính của vũ trụ.Sao lùn đỏ có khối lượng càng thấp, tuổi thọ càng cao. Khi khối lượng hydro trong một ngôi sao lùn đỏ đã tiêu thụ hết, tỷ lệ phản ứng giảm sút và lõi bắt đầu thu nhỏ lại. Năng lượng hấp dẫn sinh ra bởi sự giảm sút kích thước này được chuyển thành nhiệt, và lại được mang đi lên bề mặt ngôi sao bởi sự đối lưu.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Nhà thiên văn học Hiroki Harakawa từ nhóm điều hành Kính viễn vọng Subaru (đặt tại Hawaii - Mỹ), Đài quan sát thiên văn Quốc gia Nhật Bản (NAOJ) đã phát hiện một hành tinh có thể tồn tại sự sống.
Cụ thể, đó là một hành tinh lớn gấp 4 lần Trái đất, quay quanh một "ngôi sao lùn đỏ" cách chúng ta 36,5 năm ánh sáng. Thời gian của một quỹ đạo hoàn chỉnh xung quanh ngôi sao của hệ thống chỉ là 10,75 ngày, trái ngược với chu kỳ hàng năm của Trái đất, kéo dài gần 365 ngày.
Nó được đặt tên là Ross 508b, nằm ngay cạnh rìa ngoài của "vùng sự sống". "Vùng sự sống" (Goldilocks) của một ngôi sao là một vùng nơi mà các điều kiện nhiệt độ, bức xạ phù hợp để nước ở trạng thái lỏng và sự sống có cơ hội phát sinh.
Nghiên cứu kỹ hơn, các nhà khoa học phát hiện nó quay quanh ngôi sao ở một khoảng cách cung cấp nhiệt độ có lợi cho sự hình thành nước trên bề mặt hành tinh. Điều này cho thấy hành tinh Ross 508b nằm trong vùng có thể tồn tại sự sống.
Ross 508b mặc dù có các điều kiện hoàn toàn khác so với Trái đất, nhưng nhìn chung dường như có nhiều đá hơn và ít khí hơn. Cũng có thể coi rằng nó rất giống với Trái đất.
Mặc dù thực tế là khu vực mà hành tinh siêu Trái đất này tọa lạc không quá nóng cũng không quá lạnh khá thuận lợi cho sự sống. Nhưng không phải chỉ ở trong khu vực có thể sinh sống là sẽ có sự sống.
Bởi chúng ta có thể thấy sao Hỏa nằm trong vùng sinh sống của Mặt trời nhưng vẫn không thể duy trì sự sống.
Siêu Trái Đất là khái niệm chỉ những hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có khối lượng lớn cỡ 10 lần Trái Đất, có bề mặt đất đá và khí quyển mỏng.
Các sao lùn đỏ là những ngôi sao có khối lượng rất thấp chưa bằng 40% khối lượng Mặt Trời. Vì thế chúng có nhiệt độ lõi thấp và năng lượng được tạo ra ở tỷ lệ thấp bằng phản ứng tổng hợp hạt nhân của hydro thành heli qua cơ cấu dãy proton-proton.
Vì thế những ngôi sao đó phát ra lượng ánh sáng thấp, thỉnh thoảng chỉ bằng 1/10.000 lượng ánh sáng Mặt Trời. Thậm chí những ngôi sao lùn đỏ lớn nhất cũng chỉ có độ sáng bằng 10% của Mặt Trời.
Những ngôi sao lùn đỏ có tuổi thọ ước tính rất lớn; từ hàng chục tỷ tới hàng nghìn tỷ năm tùy theo khối lượng. Tuổi thọ này lớn hơn tuổi thọ ước tính của vũ trụ.
Sao lùn đỏ có khối lượng càng thấp, tuổi thọ càng cao. Khi khối lượng hydro trong một ngôi sao lùn đỏ đã tiêu thụ hết, tỷ lệ phản ứng giảm sút và lõi bắt đầu thu nhỏ lại. Năng lượng hấp dẫn sinh ra bởi sự giảm sút kích thước này được chuyển thành nhiệt, và lại được mang đi lên bề mặt ngôi sao bởi sự đối lưu.