Tác giả chính Patrick Stephens, Phó Giáo sư nghiên cứu tại Đại học Sinh thái Odum của Georgia ở Athens cho biết: “Hiện nay, khó có nhiều người có thể hiểu được rằng, nhiều đợt bùng phát các bệnh truyền nhiễm đều có liên quan đến các điều kiện kinh tế xã hội và hệ sinh thái xuống cấp phức tạp, đan xen”.Để có được nhận định này, ông cùng các cộng sự đã phân tích 4.400 đợt bùng phát bệnh truyền từ động vật trên khắp thế giới liên quan đến nguồn nước ô nhiễm kể từ năm 1974, trong đó có 43 vụ dịch bùng nổ có mức độ nghiêm trọng.Họ đã xác định được hơn 100 loài vi rút dịch bệnh, tất cả đều đã lây nhiễm cho hàng nghìn đến hàng trăm nghìn người, gây bệnh lây lan qua nguồn nước bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau.Sự lây truyền của các mầm bệnh này xảy ra khi sử dụng nước bị nhiễm bệnh để uống, chế biến thức ăn và giặt quần áo. Trong đó, nhiều nước đang phát triển không có các nhà máy xử lý nước thích hợp, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.Ở một số nơi, người dân không có đủ điều kiện để mua máy lọc nước hoặc không có các cơ chế xử lý nước phù hợp, an toàn. Phần lớn các bệnh truyền qua nước trên toàn thế giới chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em do vệ sinh kém và khả năng miễn dịch yếu. Hầu hết các bệnh này đều nguy hiểm đến tính mạng.Kiến thức về các loại bệnh truyền qua nước đã được đặt lên hàng đầu cùng với sự ra đời của quá trình toàn cầu hóa trong vài thập kỷ qua. Một số vi sinh vật gây bệnh chưa được biết đến trước đây đã trở thành trọng tâm của các nghiên cứu lớn trong lĩnh vực này.Các thiên tai như động đất hoặc lốc xoáy lớn thường gây ra những thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái của các vùng nước. Đôi khi, môi trường mới được tạo ra (pH, nhiệt độ, v.v.) lại tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại mầm bệnh cụ thể. Nước chưa qua xử lý từ các nguồn như vậy trở nên có hại cho việc sử dụng thường xuyên do trữ lượng vi sinh vật gây bệnh trong đó quá cao.Thậm chí, chỉ cần sơ suất của nhân viên vệ sinh các nhà máy xử lý nước cũng có thể gây ra thiệt hại rất lớn cho cộng đồng, đặc biệt là ở các thị trấn nhỏ, nơi người dân không lắp đặt máy lọc nước trong nhà.Ngoài ra, việc sử dụng liên tục nước bị ô nhiễm cho các mục đích nông nghiệp (do thiếu nước tinh khiết trong khu vực) dẫn đến sự xâm nhập của các mầm bệnh trong đất. Việc tiêu thụ cây trồng trong khu vực cụ thể đó có thể khiến cư dân nhiễm vi sinh vật gây bệnh.Công trình này vừa được công bố gần đây trên tạp chí Philosophical Trans Transaction B.
Tác giả chính Patrick Stephens, Phó Giáo sư nghiên cứu tại Đại học Sinh thái Odum của Georgia ở Athens cho biết: “Hiện nay, khó có nhiều người có thể hiểu được rằng, nhiều đợt bùng phát các bệnh truyền nhiễm đều có liên quan đến các điều kiện kinh tế xã hội và hệ sinh thái xuống cấp phức tạp, đan xen”.
Để có được nhận định này, ông cùng các cộng sự đã phân tích 4.400 đợt bùng phát bệnh truyền từ động vật trên khắp thế giới liên quan đến nguồn nước ô nhiễm kể từ năm 1974, trong đó có 43 vụ dịch bùng nổ có mức độ nghiêm trọng.
Họ đã xác định được hơn 100 loài vi rút dịch bệnh, tất cả đều đã lây nhiễm cho hàng nghìn đến hàng trăm nghìn người, gây bệnh lây lan qua nguồn nước bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau.
Sự lây truyền của các mầm bệnh này xảy ra khi sử dụng nước bị nhiễm bệnh để uống, chế biến thức ăn và giặt quần áo. Trong đó, nhiều nước đang phát triển không có các nhà máy xử lý nước thích hợp, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
Ở một số nơi, người dân không có đủ điều kiện để mua máy lọc nước hoặc không có các cơ chế xử lý nước phù hợp, an toàn. Phần lớn các bệnh truyền qua nước trên toàn thế giới chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em do vệ sinh kém và khả năng miễn dịch yếu. Hầu hết các bệnh này đều nguy hiểm đến tính mạng.
Kiến thức về các loại bệnh truyền qua nước đã được đặt lên hàng đầu cùng với sự ra đời của quá trình toàn cầu hóa trong vài thập kỷ qua. Một số vi sinh vật gây bệnh chưa được biết đến trước đây đã trở thành trọng tâm của các nghiên cứu lớn trong lĩnh vực này.
Các thiên tai như động đất hoặc lốc xoáy lớn thường gây ra những thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái của các vùng nước. Đôi khi, môi trường mới được tạo ra (pH, nhiệt độ, v.v.) lại tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại mầm bệnh cụ thể. Nước chưa qua xử lý từ các nguồn như vậy trở nên có hại cho việc sử dụng thường xuyên do trữ lượng vi sinh vật gây bệnh trong đó quá cao.
Thậm chí, chỉ cần sơ suất của nhân viên vệ sinh các nhà máy xử lý nước cũng có thể gây ra thiệt hại rất lớn cho cộng đồng, đặc biệt là ở các thị trấn nhỏ, nơi người dân không lắp đặt máy lọc nước trong nhà.
Ngoài ra, việc sử dụng liên tục nước bị ô nhiễm cho các mục đích nông nghiệp (do thiếu nước tinh khiết trong khu vực) dẫn đến sự xâm nhập của các mầm bệnh trong đất. Việc tiêu thụ cây trồng trong khu vực cụ thể đó có thể khiến cư dân nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
Công trình này vừa được công bố gần đây trên tạp chí Philosophical Trans Transaction B.