Mới đây, các nhà khoa học từ Đại học Sechenov và Đại học Bách khoa quốc gia vùng Nam Nga mang tên M. I. Platov đã thành phần hóa học của các mẫu đất đá lấy từ bốn vùng khác nhau của Mặt trăng và thu được kết quả vô cùng bất ngờ.Họ đã tiến hành so sánh nó với giá trị trung bình của các nguyên tố trong thành phần đất bình thường trên Trái đất và nhận thấy đất ở Mặt Trăng có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người.Cụ thể, nền tảng của đất Mặt trăng là regolith (lớp đất mặt bở rời phủ trên nền đá cứng), trong đó có chứa các nguyên tố hóa học crom, berili, niken, coban.Những thành phần này nếu tiếp xúc lâu dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trạng thái và sức khỏe của những người sống trên Mặt trăng, làm tổn thương hệ hô hấp, tim mạch và tiêu hóa của con người.Tiến sĩ y học Ivan Ivanov, giáo sư Khoa Y học lao động, hàng không, vũ trụ và lặn của Đại học Sechenov cho biết, những thành phần của đất Mặt trăng có thể gây kích ứng da và đường hô hấp, tổn thương gan, thận và hệ thần kinh trung ương.Ông cũng nhấn mạnh những dữ kiện này cần được tính đến cùng với các yếu tố cực đoan khác nếu có kế hoạch đưa con người lên sống ở Mặt trăng.Để duy trì một cơ sở ngoài Trái đất hoạt động với đầy đủ chức năng thì cần phải đánh giá hàm lượng của các nguyên tố vi lượng này trong lớp bụi Mặt trăng bám vào các bộ đồ phi hành gia và thiết bị vũ trụ, cũng như xác định các chỉ số ô nhiễm tối đa và phát triển các quy trình khử ô nhiễm cho nhân viên và trang thiết bị.Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất đồng thời là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời. Đa số các nhà thiên văn đều đồng ý rằng Mặt Trăng được hình thành cách đây 4,527 ± 0,01 tỷ năm trước, tức là khoảng 30 - 50 triệu năm sau khi Hệ Mặt Trời được hình thành.Đến nay giả thuyết chiếm ưu thế nhất về sự hình thành Mặt Trăng là giả thuyết vụ va chạm lớn. Theo đó, một vật thể cỡ Sao Hoả được cho là đã đâm vào tiền Trái Đất, đẩy ra một lượng vật chất đủ lớn vào quỹ đạo của Trái Đất và hình thành nên Mặt Trăng qua quá trình bồi tụ.Khoảng cách trung bình tính từ tâm của Trái Đất tới Mặt Trăng là 384.403 km. Ngoài ra do Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất nên khoảng cách giữa nó với Mặt Trời cũng gần tương đương với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, tức là khoảng 150.000.000 km.Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày. Vì Mặt Trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ (tức là thời gian Mặt Trăng quay quanh trục của chính nó và quay quanh Trái Đất là như nhau) nên một mặt của nó luôn luôn hướng về Trái Đất.Mặt Trăng có bầu khí quyển rất mỏng, hầu như không đáng kể. Tổng khối lượng bầu khí quyển của nó chưa tới 10^4kg. Với tầng khí quyển mỏng như vậy, bề mặt Mặt Trăng không thể giữ được nhiệt độ nên ban ngày nhiệt độ trung bình ở đây là 107 độ C còn ban đêm là - 153 độ C.Mời các bạn xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV
Mới đây, các nhà khoa học từ Đại học Sechenov và Đại học Bách khoa quốc gia vùng Nam Nga mang tên M. I. Platov đã thành phần hóa học của các mẫu đất đá lấy từ bốn vùng khác nhau của Mặt trăng và thu được kết quả vô cùng bất ngờ.
Họ đã tiến hành so sánh nó với giá trị trung bình của các nguyên tố trong thành phần đất bình thường trên Trái đất và nhận thấy đất ở Mặt Trăng có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người.
Cụ thể, nền tảng của đất Mặt trăng là regolith (lớp đất mặt bở rời phủ trên nền đá cứng), trong đó có chứa các nguyên tố hóa học crom, berili, niken, coban.
Những thành phần này nếu tiếp xúc lâu dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trạng thái và sức khỏe của những người sống trên Mặt trăng, làm tổn thương hệ hô hấp, tim mạch và tiêu hóa của con người.
Tiến sĩ y học Ivan Ivanov, giáo sư Khoa Y học lao động, hàng không, vũ trụ và lặn của Đại học Sechenov cho biết, những thành phần của đất Mặt trăng có thể gây kích ứng da và đường hô hấp, tổn thương gan, thận và hệ thần kinh trung ương.
Ông cũng nhấn mạnh những dữ kiện này cần được tính đến cùng với các yếu tố cực đoan khác nếu có kế hoạch đưa con người lên sống ở Mặt trăng.
Để duy trì một cơ sở ngoài Trái đất hoạt động với đầy đủ chức năng thì cần phải đánh giá hàm lượng của các nguyên tố vi lượng này trong lớp bụi Mặt trăng bám vào các bộ đồ phi hành gia và thiết bị vũ trụ, cũng như xác định các chỉ số ô nhiễm tối đa và phát triển các quy trình khử ô nhiễm cho nhân viên và trang thiết bị.
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất đồng thời là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời. Đa số các nhà thiên văn đều đồng ý rằng Mặt Trăng được hình thành cách đây 4,527 ± 0,01 tỷ năm trước, tức là khoảng 30 - 50 triệu năm sau khi Hệ Mặt Trời được hình thành.
Đến nay giả thuyết chiếm ưu thế nhất về sự hình thành Mặt Trăng là giả thuyết vụ va chạm lớn. Theo đó, một vật thể cỡ Sao Hoả được cho là đã đâm vào tiền Trái Đất, đẩy ra một lượng vật chất đủ lớn vào quỹ đạo của Trái Đất và hình thành nên Mặt Trăng qua quá trình bồi tụ.
Khoảng cách trung bình tính từ tâm của Trái Đất tới Mặt Trăng là 384.403 km. Ngoài ra do Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất nên khoảng cách giữa nó với Mặt Trời cũng gần tương đương với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, tức là khoảng 150.000.000 km.
Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày. Vì Mặt Trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ (tức là thời gian Mặt Trăng quay quanh trục của chính nó và quay quanh Trái Đất là như nhau) nên một mặt của nó luôn luôn hướng về Trái Đất.
Mặt Trăng có bầu khí quyển rất mỏng, hầu như không đáng kể. Tổng khối lượng bầu khí quyển của nó chưa tới 10^4kg. Với tầng khí quyển mỏng như vậy, bề mặt Mặt Trăng không thể giữ được nhiệt độ nên ban ngày nhiệt độ trung bình ở đây là 107 độ C còn ban đêm là - 153 độ C.