Mới đây, nhóm nhà khoa học từ Trung tâm Nguyên tử Bariloche và Viện Leloir, Argentina, phát hiện ruồi giấm đực tiêm vào con cái một loại chất hóa học lúc giao phối khiến chúng ngủ ngay sau đó và không thể giao phối với những con đực khác.Nghiên cứu trước đây từng chỉ ra, khi giao phối, ruồi giấm đực đưa một loại peptide vào cơ thể con cái cùng tinh trùng, khiến con cái giảm sức hấp dẫn với những con đực khác. Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, ruồi giấm trong tự nhiên thức giấc trước khi Mặt Trời mọc khoảng một hoặc hai tiếng. Đó là thời điểm giao phối thường diễn ra.Trong nghiên cứu mới, nhóm nhà khoa học xem xét các hành vi này kỹ lưỡng hơn từ góc nhìn của ruồi đực. Họ nuôi một đàn ruồi giấm trong phòng thí nghiệm được kiểm soát ánh sáng, sau đó lắp thêm webcam để theo dõi hoạt động của chúng trong 4 ngày.Qua video, nhóm chuyên gia ngạc nhiên phát hiện những con cái có khả năng "dự đoán buổi sáng" và dậy sớm đều chưa giao phối. Trái lại, những con cái đã giao phối tiếp tục ngủ cho đến khi ánh sáng đầu tiên xuất hiện và giật mình thức giấc."Ở những con cái đã ghép cặp, khả năng dự đoán buổi sáng hoàn toàn bị triệt tiêu", Sebastian Risau Gusman, chuyên gia tại Viện Leloir, cho biết.Đoán rằng loại peptide mà ruồi đực tiêm cho con cái là nguyên nhân gây buồn ngủ, họ vô hiệu hóa các tế bào thần kinh phản ứng với peptide ở một số ruồi cái, cho chúng ghép đôi với con đực, sau đó lặp lại thí nghiệm.Suy đoán của nhóm nghiên cứu được khẳng định khi số ruồi cái bị vô hiệu hóa tế bào thần kinh thức dậy ngay trước khi đèn bật sáng, cùng thời điểm với những con cái chưa giao phối. Điều này chỉ ra, ngoài việc tác động đến mùi của ruồi cái với những bạn tình tiềm năng khác, peptide còn di chuyển lên não và tác động các phần não liên quan đến giấc ngủ.Nhóm nghiên cứu kết luận, hành vi của ruồi giấm đực là một chiến thuật được phát triển qua thời gian nhằm đảm bảo chúng sinh sản thành công.Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Michigan cho thấy khi ruồi giấm đực bị kích thích nhưng không được giao phối, chúng có thể sinh bệnh và chết sớm.Nhóm nghiên cứu thả ruồi giấm đực bình thường kề cận với ruồi đực đã biến đổi gien. Những ruồi đực biến đổi gien này tiết ra hormone sinh dục pheromone giống như ruồi cái. Dạng hormone này giúp ruồi đực nhận biết về tình huống sắp giao phối và bị kích thích. Tuy nhiên, rốt cuộc ruồi đực không thể giao phối được do đối tượng cũng là con đực.Ruồi giấm đực bị nhử nhưng cuối cùng không được đáp ứng tỏ ra bị stress, giảm lượng mỡ lưu trữ trong cơ thể và dòng đời bị giảm đáng kể, khoảng 40%.Ruồi giấm thông thường có dòng đời khoảng 60 ngày, vốn được các nhà khoa học xem là sinh vật lý tưởng để nghiên cứu về sự lão hóa do các gien điều chỉnh dòng đời tác động và điều này đã được ghi nhận gần tương đương với con người.>>>Xem thêm video: Khó tin những cách mà động vật áp dụng để sinh tồn. Nguồn: Kienthucnet.
Mới đây, nhóm nhà khoa học từ Trung tâm Nguyên tử Bariloche và Viện Leloir, Argentina, phát hiện ruồi giấm đực tiêm vào con cái một loại chất hóa học lúc giao phối khiến chúng ngủ ngay sau đó và không thể giao phối với những con đực khác.
Nghiên cứu trước đây từng chỉ ra, khi giao phối, ruồi giấm đực đưa một loại peptide vào cơ thể con cái cùng tinh trùng, khiến con cái giảm sức hấp dẫn với những con đực khác. Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, ruồi giấm trong tự nhiên thức giấc trước khi Mặt Trời mọc khoảng một hoặc hai tiếng. Đó là thời điểm giao phối thường diễn ra.
Trong nghiên cứu mới, nhóm nhà khoa học xem xét các hành vi này kỹ lưỡng hơn từ góc nhìn của ruồi đực. Họ nuôi một đàn ruồi giấm trong phòng thí nghiệm được kiểm soát ánh sáng, sau đó lắp thêm webcam để theo dõi hoạt động của chúng trong 4 ngày.
Qua video, nhóm chuyên gia ngạc nhiên phát hiện những con cái có khả năng "dự đoán buổi sáng" và dậy sớm đều chưa giao phối. Trái lại, những con cái đã giao phối tiếp tục ngủ cho đến khi ánh sáng đầu tiên xuất hiện và giật mình thức giấc.
"Ở những con cái đã ghép cặp, khả năng dự đoán buổi sáng hoàn toàn bị triệt tiêu", Sebastian Risau Gusman, chuyên gia tại Viện Leloir, cho biết.
Đoán rằng loại peptide mà ruồi đực tiêm cho con cái là nguyên nhân gây buồn ngủ, họ vô hiệu hóa các tế bào thần kinh phản ứng với peptide ở một số ruồi cái, cho chúng ghép đôi với con đực, sau đó lặp lại thí nghiệm.
Suy đoán của nhóm nghiên cứu được khẳng định khi số ruồi cái bị vô hiệu hóa tế bào thần kinh thức dậy ngay trước khi đèn bật sáng, cùng thời điểm với những con cái chưa giao phối. Điều này chỉ ra, ngoài việc tác động đến mùi của ruồi cái với những bạn tình tiềm năng khác, peptide còn di chuyển lên não và tác động các phần não liên quan đến giấc ngủ.
Nhóm nghiên cứu kết luận, hành vi của ruồi giấm đực là một chiến thuật được phát triển qua thời gian nhằm đảm bảo chúng sinh sản thành công.
Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Michigan cho thấy khi ruồi giấm đực bị kích thích nhưng không được giao phối, chúng có thể sinh bệnh và chết sớm.
Nhóm nghiên cứu thả ruồi giấm đực bình thường kề cận với ruồi đực đã biến đổi gien. Những ruồi đực biến đổi gien này tiết ra hormone sinh dục pheromone giống như ruồi cái. Dạng hormone này giúp ruồi đực nhận biết về tình huống sắp giao phối và bị kích thích. Tuy nhiên, rốt cuộc ruồi đực không thể giao phối được do đối tượng cũng là con đực.
Ruồi giấm đực bị nhử nhưng cuối cùng không được đáp ứng tỏ ra bị stress, giảm lượng mỡ lưu trữ trong cơ thể và dòng đời bị giảm đáng kể, khoảng 40%.
Ruồi giấm thông thường có dòng đời khoảng 60 ngày, vốn được các nhà khoa học xem là sinh vật lý tưởng để nghiên cứu về sự lão hóa do các gien điều chỉnh dòng đời tác động và điều này đã được ghi nhận gần tương đương với con người.
>>>Xem thêm video: Khó tin những cách mà động vật áp dụng để sinh tồn. Nguồn: Kienthucnet.