Ánh sáng mặt trời làm nứt đá trên tiểu hành tinh Bennu

Google News

Đá trên tiểu hành tinh Bennu dường như bị nứt vỡ khi ánh sáng mặt trời làm chúng nóng lên vào ban ngày, và chúng nguội dần vào ban đêm.

Theo đó, đá trên tiểu hành tinh Bennu dường như bị nứt vỡ khi ánh sáng mặt trời làm chúng nóng lên vào ban ngày, và chúng nguội dần vào ban đêm, theo hình ảnh từ tàu vũ trụ OSIRIS-REx (Origins Spectral Interpretation Resource Recognis Security Regurith Explorer) của NASA.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi có bằng chứng cho quá trình này, nó được gọi là nứt nhiệt, đã được quan sát rõ ràng trên một vật thể không có bầu khí quyển như tiểu hành tinh Bennu", Jamie Molaro thuộc Viện Khoa học Hành tinh, tác giả chính của công trình này nhận định.

Anh sang mat troi lam nut da tren tieu hanh tinh Bennu

Nguồn ảnh: NASA. 

"Giống như bất kỳ quá trình phong hóa nào, hiện tượng nứt vỡ nhiệt gây ra biến đổi các tảng đá và bề mặt tiểu hành tinh Bennu theo thời gian, từ việc thay đổi hình dạng tới kích thước của các tảng đá riêng lẻ, để tạo ra đá cuội hoặc đá hạt mịn, phá vỡ các bức tường miệng núi lửa", điều tra viên Dante Lauretta của Đại học Arizona, Tucson nói.

Đá mở rộng khi ánh sáng mặt trời làm nóng chúng vào ban ngày và co lại khi chúng nguội dần vào ban đêm, gây căng thẳng hình thành các vết nứt phát triển chậm theo thời gian.

Các nhà khoa học đã nghĩ rằng, nứt vỡ nhiệt có thể là một quá trình phong hóa quan trọng đối với các vật thể không có không khí như các tiểu hành tinh, vì nhiều trong số chúng đã và đang trải qua sự khác biệt nhiệt độ cực đoan giữa ngày và đêm, làm tăng thêm mức căng thẳng cho cấu trúc bề mặt địa chất. Ví dụ, nhiệt độ ban ngày trên Bennu có thể đạt gần 127 độ C và mức thấp vào ban đêm giảm xuống khoảng - 73 độ C.

Các quy trình phong hóa khác có thể tạo ra các hiện tượng tương tự, nhưng phân tích của nhóm đã loại trừ chúng. Ví dụ, mưa và hoạt động hóa học có thể tạo ra các vết nứt gãy, nhưng Bennu không có không khí để tạo ra mưa. Đá bị nén bởi hoạt động kiến tạo cũng có thể bị nứt, nhưng Bennu quá nhỏ để có hoạt động như vậy. 

Mời quý vị xem video: Ngôi sao Già Hơn Vũ trụ 200.000.000 Năm tuổi. Nguồn video: Soi sáng.


Huỳnh Dũng (theo Universe Today)

>> xem thêm

Bình luận(0)