Sán xơ mít tồn tại trong người
Hồi năm 2015, anh T. (Đa Krong, Quảng Trị) bị bệnh nhiễm sán xơ mít. Tuy nhiên, do không thấy có sự bất thường về sức khỏe nên vẫn ở nhà, không đi bệnh viện. Chỉ khi có dấu hiệu đau quặn bụng, cơ thể ăn mãi vẫn không no, bụng khó chịu mới đi thăm khám.
Tại đây, bác sĩ phát hiện anh T. bị sán xơ mít dài gần 10m. Anh T. cho hay, anh cũng biết bị mắc sán xơ mít. Thậm chí, mỗi lần đi vệ sinh, sán theo đường phân chui ra theo từng đoạn dài.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, chuyên khoa ký sinh trùng, nhiễm sán xơ mít thường ít triệu chứng. Có chăng chỉ là vài lần đau bụng nhẹ, người mệt mỏi, chán ăn.
Ăn gỏi cá nhiễm sán
Tại Viện Sốt Rét - Ký Sinh Trùng Trung ương từng tiếp nhận hai anh em quê ở Ba Vì bị nhiễm sán. Theo đó, hai người này đi làm khai thác đá, sức khỏe ngày càng kiệt quệ, không rõ mắc bệnh gì.
Trước đó, hai người này đi làm xa nên cuối ngày thường uống bia và ăn kèm cùng gỏi cá. Món ăn rất ngon miệng nhưng sau đó sức khỏe đi xuống, gầy rộc, không muốn ăn gì.
Khi thấy triệu chứng lạ, cả hai người đều nghĩ bị mắc ung thư. Nhưng chỉ khi đi khám mới phát hiện nhiễm sán lá gan nhỏ do ăn gỏi cá.
Bác sĩ Đỗ Trung Dũng cho hay, dùng thịt cá mè hay cá trắm sống trộn với thịnh ăn kèm rau là thói quen khiến mắc sán lá gan.
Cháu bé teo tóp vì sán
Đầu năm 2016, cháu bé H. (15 tuổi, quê Kon Tum) phải nhập viện do suy dinh dưỡng. 15 tuổi nhưng bé chỉ nặng 20kg và nhức đầu thường xuyên.
Sau khi chụp MRI, các bác sĩ phát hiện có bướu lạ trong não. Tuy nhiên, thể trạng của bé quá yếu nên phải phục hồi thể lực rồi mới tiến hành phẫu thuật.
Sau khi có đủ sức khỏe, bé H. được phẫu thuật, các bác sĩ lấy ra một tổ sán dải heo, kèm ấu trùng sán. Nguyên nhân được cho xác định là nguồn nước sử dụng hàng ngày không đảm bảo, trong đó có cả chất bản từ chất thải của heo dính vào nước nên sán xâm nhập.
Ăn tiết canh mắc sán dây
Tháng 10/2016, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên tiếp nhận một bệnh nhân nữ 69 tuổi bị sán dây "dạo chơi" khắp cơ thể. Theo các bác sĩ, nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh nhân ăn tiết canh nên bị sán xâm nhập.
Sán tồn tại khắp cơ thể không phải là hiếm. Sán dây ở lợn gây ảnh hưởng đến não, hệ thần kinh có người bị hỏng mắt do ấu trùng sán thâm nhập vào mắt.
Sán bò khắp người vì ăn đồ sống
Hồi năm 2014, một người đàn ông ở Quảng Đông (Trung Quốc) nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội. Sau khi bệnh nhân nhập viện, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân này bị sán làm tổ khắp cơ thể.
Trước khi nhập viện 2 tuần, bệnh nhân này đã ăn nhiều cá sống. Đây không phải là lần đầu tiên người này ăn cá sống mà đó là thói quen và sở thích ăn uống hàng chục năm qua.
Sau khi ăn cá sống, người này bị đau đầu, đau bụng, mệt mỏi, nổi mẩn khắp người. Khi bệnh tình trở nặng mới đến bệnh viện để thăm khám thì phát hiện triệu chứng trên.
Phim chụp X- quang khiến mọi người không khỏi kinh hãi khi sán nhung nhúc khắp tay chân, cổ, vai, lưng...