Quỷ Tasmania, loài thú ăn thịt có túi lớn nhất còn sót lại, sống ở đảo Tasmania, Australia. Sau khi bị săn bắt và gần như tuyệt chủng cách đây 3.000 năm, quỷ Tasmania đã "tái xuất" vào năm 2021, khi các nhà khoa học nhân giống thành công. Dù nhỏ bé, loài này có lực cắn cực mạnh và tính hung hãn, tiếng kêu rùng rợn, nhưng không gây hại trực tiếp đến con người. (Ảnh: Pixabay)Quỷ Tasmania (Sarcophilus harrisii) là một loài thú có túi ăn thịt thuộc họ Dasyuridae, chủ yếu được tìm thấy tự nhiên trên đảo Tasmania, Australia. Với kích thước tương đương một con chó nhỏ, quỷ Tasmania đã trở thành loài thú có túi ăn thịt lớn nhất trên thế giới sau khi loài Chó sói Tasmania tuyệt chủng vào năm 1936.(Ảnh: Adobe Stock)Quỷ Tasmania có cơ thể chắc nịch với nhiều cơ bắp, lông đen, và một mùi hương đặc trưng. Chúng nổi tiếng với tiếng rít lớn và đáng sợ, cùng với khả năng săn mồi hung dữ. (Ảnh: DNA Zoo)Đầu của chúng khá giống loài chuột, nhưng hàm răng sắc nhọn lại giống của chó sói. Chân trước thường dài hơn chân sau, giúp chúng di chuyển linh hoạt.(Ảnh: JungleDragon)Từ cuối những năm 1990, quỷ Tasmania đã phải đối mặt với một mối đe dọa lớn từ bệnh khối u trên mặt (DFTD), làm giảm đáng kể số lượng quần thể và đẩy loài này vào nguy cơ tuyệt chủng. Năm 2008, quỷ Tasmania chính thức được tuyên bố là loài nguy cấp. (Ảnh: Wikipedia)Chính phủ Úc đã khởi động Chương trình cứu quỷ Tasmania, gửi chúng đến các sở thú trên khắp thế giới để bảo tồn và nghiên cứu.(Ảnh: ResearchGate)Quỷ Tasmania không chỉ là một biểu tượng của đảo Tasmania mà còn là một điểm thu hút khách du lịch quan trọng. Hình ảnh của chúng xuất hiện trong nhiều biểu trưng của các tổ chức, nhóm và sản phẩm liên quan đến Tasmania. Nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Looney Tunes cũng đã góp phần đưa hình ảnh quỷ Tasmania đến với khán giả toàn cầu.(Ảnh: Britannica)Việc bảo tồn loài này không chỉ giúp duy trì sự đa dạng sinh học mà còn bảo vệ một phần quan trọng của di sản tự nhiên Tasmania.(Ảnh: Freepik)Mời quý độc giả xem thêm video: Chung thủy quá mức, loài chim đối diện với nguy cơ tuyệt chủng.
Quỷ Tasmania, loài thú ăn thịt có túi lớn nhất còn sót lại, sống ở đảo Tasmania, Australia. Sau khi bị săn bắt và gần như tuyệt chủng cách đây 3.000 năm, quỷ Tasmania đã "tái xuất" vào năm 2021, khi các nhà khoa học nhân giống thành công. Dù nhỏ bé, loài này có lực cắn cực mạnh và tính hung hãn, tiếng kêu rùng rợn, nhưng không gây hại trực tiếp đến con người. (Ảnh: Pixabay)
Quỷ Tasmania (Sarcophilus harrisii) là một loài thú có túi ăn thịt thuộc họ Dasyuridae, chủ yếu được tìm thấy tự nhiên trên đảo Tasmania, Australia. Với kích thước tương đương một con chó nhỏ, quỷ Tasmania đã trở thành loài thú có túi ăn thịt lớn nhất trên thế giới sau khi loài Chó sói Tasmania tuyệt chủng vào năm 1936.(Ảnh: Adobe Stock)
Quỷ Tasmania có cơ thể chắc nịch với nhiều cơ bắp, lông đen, và một mùi hương đặc trưng. Chúng nổi tiếng với tiếng rít lớn và đáng sợ, cùng với khả năng săn mồi hung dữ. (Ảnh: DNA Zoo)
Đầu của chúng khá giống loài chuột, nhưng hàm răng sắc nhọn lại giống của chó sói. Chân trước thường dài hơn chân sau, giúp chúng di chuyển linh hoạt.(Ảnh: JungleDragon)
Từ cuối những năm 1990, quỷ Tasmania đã phải đối mặt với một mối đe dọa lớn từ bệnh khối u trên mặt (DFTD), làm giảm đáng kể số lượng quần thể và đẩy loài này vào nguy cơ tuyệt chủng. Năm 2008, quỷ Tasmania chính thức được tuyên bố là loài nguy cấp. (Ảnh: Wikipedia)
Chính phủ Úc đã khởi động Chương trình cứu quỷ Tasmania, gửi chúng đến các sở thú trên khắp thế giới để bảo tồn và nghiên cứu.(Ảnh: ResearchGate)
Quỷ Tasmania không chỉ là một biểu tượng của đảo Tasmania mà còn là một điểm thu hút khách du lịch quan trọng. Hình ảnh của chúng xuất hiện trong nhiều biểu trưng của các tổ chức, nhóm và sản phẩm liên quan đến Tasmania. Nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Looney Tunes cũng đã góp phần đưa hình ảnh quỷ Tasmania đến với khán giả toàn cầu.(Ảnh: Britannica)
Việc bảo tồn loài này không chỉ giúp duy trì sự đa dạng sinh học mà còn bảo vệ một phần quan trọng của di sản tự nhiên Tasmania.(Ảnh: Freepik)
Mời quý độc giả xem thêm video: Chung thủy quá mức, loài chim đối diện với nguy cơ tuyệt chủng.