Mới đây, công an xã Kỳ Khang vừa phối hợp với cơ quan CSĐT Công an huyện, Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiến hành kiểm tra khuôn viên gia đình anh Nguyễn Tiến Vinh và phát hiện 9 cá thể cầy vòi hương đang được nuôi nhốt trái phép.Quá trình kiểm tra cho thấy, anh Nguyễn Tiến Vinh không xuất trình được chứng từ liên quan đến nguồn gốc cũng như việc cấp phép nuôi nhốt loài động vật hoang dã này.Theo lời anh Vinh, đầu năm 2022, trong quá trình đi rừng lấy mật ong anh đã phát hiện được 3 ổ cầy vòi hương với 9 con non ở trong hốc cây nên mang về nuôi, đến nay được hơn 7 tháng.Cơ quan chức năng đã bàn giao 9 con cầy vòi hương nói trên cho Vườn quốc gia Vũ Quang để thả về môi trường tự nhiên vào ngày 26/9 vừa qua.Cầy vòi hương có tên khoa học là Paradoxurus hermaphroditus, nặng 3 – 5 kg, dài thân 480 – 700mm, dài đuôi 400 – 660mm.Bộ lông nền màu xám. Có sọc đen chạy từ đầu dọc theo lưng đến gốc đuôi. Vai và hông mốc xám bẩn.Cầy vòi hương chủ yếu sống ở rừng thường xanh và nhiều kiểu rừng tàn phá còn sót lại hoặc những khu vực đất trồng cây ăn trái. Sinh hoạt kiếm ăn đêm, ngày ngủ.Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài quả cây rừng, thỉnh thoảng thấy chúng ăn côn trùng, trứng chim.Vòi hương sinh sản quanh năm nhưng tập trung vào các tháng 10, 11, 12. Mỗi lứa đẻ 2 – 4 con trong hốc đá hay bọng cây lớn. Cầy con sinh trưởng khá nhanh.Cầy vòi hương phân bố chủ yếu ở nam Trung Quốc, Nêpan, miền Đông Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia. Ở Việt Nam loài này phân bố khá nhiều ở các tỉnh phía Nam từ Phan Rang trở vào đến Kiên Giang. Cầy vòi hương thuộc nhóm IIB, là loài động vật nguy cấp, quý hiếm, cần bảo vệ.9 cá thể động vật hoang dã quý hiếm nói trên sẽ được Vườn quốc gia Vũ Quang chăm sóc, khi chúng có sức khỏe tốt sẽ được thả về rừng tự nhiên thuộc vườn quản lý.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Mới đây, công an xã Kỳ Khang vừa phối hợp với cơ quan CSĐT Công an huyện, Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiến hành kiểm tra khuôn viên gia đình anh Nguyễn Tiến Vinh và phát hiện 9 cá thể cầy vòi hương đang được nuôi nhốt trái phép.
Quá trình kiểm tra cho thấy, anh Nguyễn Tiến Vinh không xuất trình được chứng từ liên quan đến nguồn gốc cũng như việc cấp phép nuôi nhốt loài động vật hoang dã này.
Theo lời anh Vinh, đầu năm 2022, trong quá trình đi rừng lấy mật ong anh đã phát hiện được 3 ổ cầy vòi hương với 9 con non ở trong hốc cây nên mang về nuôi, đến nay được hơn 7 tháng.
Cơ quan chức năng đã bàn giao 9 con cầy vòi hương nói trên cho Vườn quốc gia Vũ Quang để thả về môi trường tự nhiên vào ngày 26/9 vừa qua.
Cầy vòi hương có tên khoa học là Paradoxurus hermaphroditus, nặng 3 – 5 kg, dài thân 480 – 700mm, dài đuôi 400 – 660mm.
Bộ lông nền màu xám. Có sọc đen chạy từ đầu dọc theo lưng đến gốc đuôi. Vai và hông mốc xám bẩn.
Cầy vòi hương chủ yếu sống ở rừng thường xanh và nhiều kiểu rừng tàn phá còn sót lại hoặc những khu vực đất trồng cây ăn trái. Sinh hoạt kiếm ăn đêm, ngày ngủ.
Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài quả cây rừng, thỉnh thoảng thấy chúng ăn côn trùng, trứng chim.
Vòi hương sinh sản quanh năm nhưng tập trung vào các tháng 10, 11, 12. Mỗi lứa đẻ 2 – 4 con trong hốc đá hay bọng cây lớn. Cầy con sinh trưởng khá nhanh.
Cầy vòi hương phân bố chủ yếu ở nam Trung Quốc, Nêpan, miền Đông Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia. Ở Việt Nam loài này phân bố khá nhiều ở các tỉnh phía Nam từ Phan Rang trở vào đến Kiên Giang.
Cầy vòi hương thuộc nhóm IIB, là loài động vật nguy cấp, quý hiếm, cần bảo vệ.
9 cá thể động vật hoang dã quý hiếm nói trên sẽ được Vườn quốc gia Vũ Quang chăm sóc, khi chúng có sức khỏe tốt sẽ được thả về rừng tự nhiên thuộc vườn quản lý.