5 hành tinh kì lạ nhất từng được phát hiện

Google News

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra hành tinh nóng nhất từng được tìm thấy, nó có nhiệt độ bề mặt lớn hơn một số ngôi sao.

Khi việc săn tìm các hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời vẫn còn tiếp tục, chúng ta có nhiều cơ hội khám phá ra nhiều thế giới khác với những đặc điểm kì lạ. Và việc thăm dò liên tục hệ thống năng lượng Mặt trời của chúng ta sẽ còn tiết lộ nhiều điều hơn nữa.
Dưới đây là 5 hành tinh với những cái “nhất” từng được phát hiện:
Hành tinh lớn nhất
Nếu một hành tinh có thể nóng như một ngôi sao, vậy thì điều gì tạo nên sự khác biệt giữa chúng? Sự thật, các ngôi sao lớn hơn rất nhiều so với các hành tinh, những ngôi sao được bắt lửa bằng các quá trình nhiệt hạch – đây là kết quả của lực hấp dẫn khổng lồ trong lõi của chúng.
Các ngôi sao phổ biến như Mặt trời của chúng ta cháy được bằng cách chuyển hóa hydro thành heli. Nhưng có một dạng sao gọi là sao lùn nâu, nó đủ lớn để bắt đầu một số quá trình nhiệt hạch nhưng không đủ lớn để duy trì chúng.
Hành tinh DENIS-P J082303.1-491201 được các nhà khoa học phát hiện, có khối lượng lớn hơn sao Mộc gấp 28.5 lần. Điều này khiến nó trở thành hành tinh lớn nhất được trong danh sách những phát hiện có tầm quan trọng lớn của NASA.
5 hanh tinh ki la nhat tung duoc phat hien
Có nhiều hành tinh kì lạ bên ngoài hệ Mặt trời (Ảnh: NASA và G. Bacon). 
Hành tinh này lớn đến nỗi mà người ta tranh cãi về việc nó có phải là một hành tinh thật hay không? Hay liệu có thật sự chính xác khi phân loại nó vào nhóm sao lùn nâu hay không? Nhưng cuối cùng điều này đã được xác nhận khi người ta phát hiện ra ngôi sao chủ của nó là một sao lùn nâu.
Hành tinh nhỏ nhất
Chỉ lớn hơn một chút so với Mặt trăng của chúng ta và nhỏ hơn Thủy tinh, Kepler-37b là hành tinh loại nhỏ nhất từng được phát hiện từ trước đến nay. Đây là một thế giới lạ lẫm với đầy đá. Nó ở gần ngôi sao vật chủ của nó hơn là Thủy tinh ở gần Mặt trời. Điều này có nghĩa là hành tinh này quá nóng để nước có thể tồn tại, do đó sự sống không thể xuất hiện trên bề mặt của nó.
Hành tinh già nhất
PSR B1620-26 b với tuổi thọ 12.7 tỷ năm là hành tinh lâu đời nhất từng được biết đến. Hành tinh khí ga này già gấp 2.5 Mộc tinh – vốn đã được xem là một hành tinh lâu đời. Còn vũ trụ rộng lớn của chúng ta thì sinh ra được 13.8 tỷ năm, chỉ hơn hành tinh này có một tỷ năm tuổi – tính theo thời gian địa chất.
PSR B1620-26 b có hai ngôi sao vật chủ xoay quanh lẫn nhau – và nó đã vượt xa thời gian sống của hai ngôi sao này. Hai ngôi sao này là là một ngôi sao neutron và một sao lùn trắng - đây là những gì còn sót lại khi một ngôi sao đốt cháy tất cả nhiên liệu của nó và phát nổ trong một siêu tân tinh.
Tuy nhiên, vì hành tinh này được hình thành rất sớm trong lịch sử vũ trụ, nên có lẽ nó không có đủ các nguyên tố nặng như carbon và oxy (được tạo ra sau này) cần thiết cho sự tiến hóa.
Hành tinh trẻ nhất
Hệ thống hành tinh V830 Tauri chỉ mới được 2 tuổi. Ngôi sao chủ của nó có khối lượng bằng với Mặt trời của chúng ta nhưng lại có bán kính gấp đôi. Điều này có nghĩa là nó không bị co lại hoàn toàn.
Đây là một hành tinh khí gas khổng lồ với lượng khí đốt bằng ba phần tư khối lượng sao Mộc – và nó đang còn tăng lên.
Điều này có nghĩa, hành tinh đang tăng thêm khối lượng bằng cách thường xuyên va chạm với các hành tinh khác như các tiểu hành tinh trên con đường của nó - làm cho nó trở thành một nơi không hề an toàn.
Hành tinh có thời tiết xấu nhất
Bởi vì các hành tinh ngoài hệ Mặt trời nằm ở quá xa nên chúng ta không thể quan sát được các mô hình thời tiết của chúng, vì vậy chúng ta phải quay trở lại với hệ mặt Trời của chúng ta.
Nếu bạn đã nhìn thấy các cơn bão xoáy khổng lồ qua những bức hình của phi thuyền Juno chụp được từ các cực của sao Mộc, bạn sẽ thấy hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta cũng có thời tiết cực kì xấu. Tuy nhiên, hành tinh Venus. A - một hành tinh có cùng kích thước với Trái đất càng kinh khủng hơn khi nó được bao phủ trong các đám mây axit sulfuric.
Bầu khí quyển của hành tinh này chuyển động xung quanh rất nhanh, với vận tốc gió đạt 360 km/h. Tâm của những lốc xoáy được duy trì ở mỗi cực. Bầu khí quyển của nó đậm đặc hơn Trái đất gấp 100 lần và được tạo thành từ hơn 95% là carbon dioxide.
Theo Bích Trâm/Khám Phá

>> xem thêm

Bình luận(0)