Trước đó, công an thành phố Điện Biên Phủ đã tịch thu 5 con mèo rừng do một người dân trên địa bàn nuôi nhốt trái phép. Biết tin, đoàn công tác của Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã lập tức lên đường tiếp nhận.Tối 7/5, Đoàn công tác đã đưa toàn bộ 5 con mèo rừng về đến Vườn để chăm sóc. Sau khi kiểm tra, tình trạng của 5 cá thể mèo rừng đều ổn định. Chúng sẽ được theo dõi sức khỏe theo quy trình khoa học trong ít nhất một tháng và tái thả về tự nhiên sau khi phục hồi.Mèo rừng (Prionailurus bengalensis) là động vật nguy cấp quý hiếm, xếp trong nhóm IIB, Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.Mèo rừng có kích thích tương đương giống như mèo nhà. Có lông bụng màu trắng, nhiều đốm khắp trên cơ thể. Thông thường, mèo rừng có cân nặng khoảng 4kg-9kg, chiều dài không đến 80cm. Đặc biệt, bề ngoài của con cái và con đực có hình dáng rất giống nhau.Mèo rừng có đuôi dài, khoảng 50cm. Đuôi của chúng thường được sử dụng để giữ cân bằng cho cơ thể khi leo trèo, di chuyển.Đây là loài động vật chuyên hoạt động vào ban đêm nên mắt của chúng rất to, sáng. Để có thể nhìn và di chuyển trong môi trường đầy bóng tối. Mèo rừng chủ yếu sống ở trên cây. Thức ăn của chúng là các loài động vật như sóc, thú có túi, con lười, con nhím, con ếch, con thằn lằn và chim,…Mèo rừng tự nhiên có tuổi thọ khoảng 10 năm. Nhưng nếu sống trong môi trường được nuôi dưỡng như sở thú thì con số này lên đến là 20 năm.Mèo rừng Việt Nam được đánh giá là một trong những loài khó tìm nhất trên thế giới. Đây là loài động vật có tên gọi là mèo gấm, hay còn gọi là mèo cẩm thạch.Mèo gấm có bộ lông đẹp nhất trong họ nhà mèo, thuộc chi Pardofelis. Thường sinh sống ở các khu rừng Đông Nam Á. Loài mèo này có họ hàng với báo lửa. Chúng cùng với mèo lửa xứ Borneo Pardofelis badia hợp thành chi Pardofelis.Điểm đặc biệt của mèo gấm là bộ lông tuyệt đẹp. Cằm và dưới môi có màu trắng hoặc vàng nhạt, sau tai có đốm trắng. Mèo gấm có lớp lông dày, mịn, màu xám xanh hoặc xám nâu, nhiều hoa văn cẩm thạch xung quanh. Chân và đuôi của mèo gấm có nhiều đốm thẫm.Mèo rừng Việt Nam đang phải đứng trước nguy cơ bị suy giảm về số lượng. Nguyên nhân là vì bộ lông sặc sỡ nên nhiều người đã tìm cách săn bắt để làm thú nuôi hoặc lấy lông. Ngoài ra, với tình trạng nạn phá rừng xảy ra càng nhiều làm cho môi trường sống của mèo rừng cũng bị thu hẹp.Hiện nay, trên thế giới số lượng cá thể mèo gấm còn vào khoảng 10.000 con. Và vẫn đang tiếp tục giảm. Chính vì vậy, mèo gấm ở Việt Nam đã được liệt vào danh mục động vật sách Đỏ.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Trước đó, công an thành phố Điện Biên Phủ đã tịch thu 5 con mèo rừng do một người dân trên địa bàn nuôi nhốt trái phép. Biết tin, đoàn công tác của Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã lập tức lên đường tiếp nhận.
Tối 7/5, Đoàn công tác đã đưa toàn bộ 5 con mèo rừng về đến Vườn để chăm sóc. Sau khi kiểm tra, tình trạng của 5 cá thể mèo rừng đều ổn định. Chúng sẽ được theo dõi sức khỏe theo quy trình khoa học trong ít nhất một tháng và tái thả về tự nhiên sau khi phục hồi.
Mèo rừng (Prionailurus bengalensis) là động vật nguy cấp quý hiếm, xếp trong nhóm IIB, Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Mèo rừng có kích thích tương đương giống như mèo nhà. Có lông bụng màu trắng, nhiều đốm khắp trên cơ thể. Thông thường, mèo rừng có cân nặng khoảng 4kg-9kg, chiều dài không đến 80cm. Đặc biệt, bề ngoài của con cái và con đực có hình dáng rất giống nhau.
Mèo rừng có đuôi dài, khoảng 50cm. Đuôi của chúng thường được sử dụng để giữ cân bằng cho cơ thể khi leo trèo, di chuyển.
Đây là loài động vật chuyên hoạt động vào ban đêm nên mắt của chúng rất to, sáng. Để có thể nhìn và di chuyển trong môi trường đầy bóng tối. Mèo rừng chủ yếu sống ở trên cây. Thức ăn của chúng là các loài động vật như sóc, thú có túi, con lười, con nhím, con ếch, con thằn lằn và chim,…
Mèo rừng tự nhiên có tuổi thọ khoảng 10 năm. Nhưng nếu sống trong môi trường được nuôi dưỡng như sở thú thì con số này lên đến là 20 năm.
Mèo rừng Việt Nam được đánh giá là một trong những loài khó tìm nhất trên thế giới. Đây là loài động vật có tên gọi là mèo gấm, hay còn gọi là mèo cẩm thạch.
Mèo gấm có bộ lông đẹp nhất trong họ nhà mèo, thuộc chi Pardofelis. Thường sinh sống ở các khu rừng Đông Nam Á. Loài mèo này có họ hàng với báo lửa. Chúng cùng với mèo lửa xứ Borneo Pardofelis badia hợp thành chi Pardofelis.
Điểm đặc biệt của mèo gấm là bộ lông tuyệt đẹp. Cằm và dưới môi có màu trắng hoặc vàng nhạt, sau tai có đốm trắng. Mèo gấm có lớp lông dày, mịn, màu xám xanh hoặc xám nâu, nhiều hoa văn cẩm thạch xung quanh. Chân và đuôi của mèo gấm có nhiều đốm thẫm.
Mèo rừng Việt Nam đang phải đứng trước nguy cơ bị suy giảm về số lượng. Nguyên nhân là vì bộ lông sặc sỡ nên nhiều người đã tìm cách săn bắt để làm thú nuôi hoặc lấy lông. Ngoài ra, với tình trạng nạn phá rừng xảy ra càng nhiều làm cho môi trường sống của mèo rừng cũng bị thu hẹp.
Hiện nay, trên thế giới số lượng cá thể mèo gấm còn vào khoảng 10.000 con. Và vẫn đang tiếp tục giảm. Chính vì vậy, mèo gấm ở Việt Nam đã được liệt vào danh mục động vật sách Đỏ.